Nghề Biển : Câu, đánh Bắt Hải Sản

Nghề biển có nghề câu, nghề kéo lưới rê (kéo giã) bằng hai thuyền buồm, hai đầu lưới. Hiện nay người ta dùng tàu có công suất máy 35 đến 350 mã lực, hoặc là tàu có 2 càng bằng tre, một sau lái, một trên mũi. Lưới được tả xuôi theo chiều gió, ở vùng không có cồn đá, dạng đá với độ sâu từ 10 đến 15 mét trở lên.

Ở gần bờ thì dùng thuyền để thả lưới bắt cá. Thường là 12 đến 20 người kéo 2 đầu lưới. Mỗi phương pháp đánh bắt lại có đặc thù riêng

Chắn đăng (chắn lưới) : Khi thủy triều lên cá vào bờ ăn người ta thả lưới bên ngoài. Nước cạn xuống, cá sẽ dồn vào lưới. Đối với nghề lưới vùi : Khi nước cạn thì cắm cọc, vùi lưới xuống mặt nước. Lúc này cá đi ăn lùi ra dần. Khi nước lên cao (khoảng 90% thủy triều) người ta dùng thuyền (để tránh tiến động, cá không vào ăn). Chèo lần theo cọc cắm sẵn, kéo lưới lên mặt nước, chặn cá ở bên trong. Nước cạn cá sẽ dồn về lưới. Đối với phương pháp thả lưới người ta dùng hai phao ở hai đầu và ở giữa. Cá chạm vào sẽ dính vào lưới. Phương pháp kéo tôm cũng dùng hai càng như kéo cá trên thuyền. Tôm thường được đánh bắt ở vùng nước nông, vùng bãi cát và bao gồm tôm he, tôm hùm, tôm sú. ..

NGHỀ CÂU CÁ :

Ngư dân thường câu trên thuyền gỗ, thuyền nan, bè, mảng... ngoài khơi, trong lộng. Có người lại ngồi trên bờ dùng dây hoặc cần câu quăng ra xa. người dân thường lưu truyền cho nhau những kinh nghiệm, hiểu biết về đặc điểm mỗi loài cá.

"Nước chảy xuôi, cá buôi bơi ngược

Nước chảy ngược các vược bơi ngang."

Câu cá mùa nào cũng được. Ngư dân lại biết tính toán giờ thủy triều lên, xuống, cá vào, ra, cá đói, no để chọn giờ thả câu cho đạt hiệu quả. Có người ban ngày thì nghỉ ngơi, ăn cơm chiều sớm rồi rong thuyền đnahs lưới từ 506 giờ chiều, câu đến 12 giờ hoặc 1,2 giờ sáng hôm sau mới về. Có người lại đi từ sáng sớm đến 2,3 giờ chiều mới về.

NGHỀ CÂU CÁ, CÂU MỰC, ĐÁNH BÓNG MỰC

Mực có mực mai, mực ống. Mùa mực vào tháng chạp, tháng giêng, tháng hai, tháng 3 âm lịch, khi có sóng nam lên, thường mực dạt vào bờ. Ngư dân bắt mực bằng cách dùng thuyền câu, mồi câu thường là một con tôm sống. Cho tôm vơi khi mực nhao đi ăn mồi người ta dùng vợt để bắt được nguyên con mực rồi cho vào khoang thuyền bịt kín xung quanh khoét 2-3 lỗ cho nước lưu thông, để mực không bị chết.

Có người dùng nứa đan thành lồng. gọi là lồng cá (bóng mực) nứa được đan thành 3 tấm mỏng, độ thưa vừa phải ghép thành cái rọ. Tháng hai âm lịch, mực tìm nơi đẻ trứng, chui vào rọ (theo chiều nan xuôi, vào rồi không ra được do nan ngược) Mực đực thì tìm mọi cách chui vào cùng mực cái. Khi vớt lên mỗi lồng có một đôi hoặ vài ba con là vị vậy.

Cách làm bóng mực cũng rất đơn giản. Nứa non được lấy trên rừng về chẻ ra rồi rọc sạch mấy cho dễ đan. Người lớn, trẻ em đều đan được. Bóng được đan thành hình bầu dục, ở cạnh đê troóng, nắp cửa rọ kín cho mực dễ chui vào. Người ta thường chọn dây gắm để buộc bóng mực vì loại dây này thả xuống nước mặn vừa bền lại có vị đắng làm con hà nước không ăn được. Bóng mực thường thả nơi mực hay đi qua, từ khơi tìm vào gần bờ đẻ trứng. Khi mực cái bơi đi thì mực đực cũng bơi theo. Thả bóng mực xuống biển, để dễ nhớ người ta nhìn một hướng trong bờ làm vật chuẩn. Cứ 2-3 ngày 1 lần người ta đi vớt bóng mực. Họ dùng cây bó thành hai, ba nhánh (sau này dùng sắt đánh thành mọc câu) buộc thêm đá vào, thả chìm xuống đến đất rồi kéo rê đi đến khi chạm vào dây bóng thì kéo lên gọi là vớt bóng. Có khi cả cs song, cá ngừ cũng chui vào rọ, vào xuôi ra ngược không được. Chúng chui vào bóng để ăn trứng mực hoặc tìm chỗ đẻ. Dân vùng đảo này nói rằng tháng giêng tháng hai đến tháng 3 thường là trời yên sóng lặng, nước rất trong, nhưng mắt cá lại nhìn kém hơn. Mùa này không chỉ cá mực mà các loài cá khác như cá úc (gọi là cá ba gai), có nóc, cá thu, cá vược, cá song, cá nhụ ... cùng nhau tìm nơi đẻ trứng.

Một cách khác để bắt mực là : tháng Giêng, Tháng Hai nước biển trong, người ta dùng thuyền chèo men theo ven ghềnh đá đến gần chỗ nước sâu, nơi cá mực thường tìm vào đẻ trứng rồi dùng dĩa ba ngạc (3 nhánh) đâm thẳng vào thân con mực. Nhiều người dùng dĩa này đâm được cả những con cá to hàng chục cân do chúng đi tìm nơi đẻ, nấp trong hang đá chỗ nước sâu.

Mực mai luộc (xào) với cần tây, tỏi tươi ăn rất ngon, hoặc phơi khô nướng ăn rất thơm.

Đối với mực ống mùa của nó lại chủ yếu là mùa bão gió (từ tháng 6 đến tháng 8 âm lịch). Chúng từ khơi xa từng đàn bơi vào vừa tránh gió bão, biển động vừa để đẻ trứng. Mực ống thường đi theo đàn. Người ta dùng lưới kéo, lươi vây để bắt. Ban đêm họ dùng đèn có công suất lớn hàng ngàn oát (trước đây dùng đèn măng xông hoặc ắc quy điện) để thắp sáng. Mực thấy ánh sáng bơi theo đèn hoặc bị quáng đèn. Người ta dùng vợt để bắt. Loại mực này phơi khô ăn rất ngon hoặc làm quà tặng có giá trị. Mực ống ăn tươi không ngon bằng mực mai.