Tết Hàn Thực - Tết Bánh Trôi Bánh Chay Năm 2020 Nhằm Ngày 26.3

Tết Hàn Thực - Tết Bánh Trôi Bánh Chay :  là một trong những phong tục tập quán tốt đẹp của người dân Việt Nam.
Hàng năm cứ đến dịp Tết bánh trôi bánh chay, các gia đình đều háo hức chuẩn bị những đĩa bánh trôi - bánh chay.
Tết Hàn Thực năm 2020 vào ngày nào, nguồn gốc, ý nghĩa cà cần làm gì vào ngày Tết này thì bạn đọc hãy cùng tìm hiểu những thông tin sau đây nhé : 

MỤC LỤC: 

1. Tết Hàn Thực là gì?

2. Nguồn gốc Tết Hàn Thực

3. Ý nghĩa Tết Hàn Thực

4. Tết Hàn Thực ngày nào?

5. Tết Hàn Thực 2020 vào ngày nào?

6. Mâm cúng Tết Hàn Thực

7. Ý nghĩa bánh trôi chay trong Tết Hàn Thực

8. Cách làm bánh trôi – bánh chay cho Tết Hàn Thực

9. Những điều cấm kị trong Tết Hàn Thực

10. Văn khấn Tết Hàn Thực

--------------------------------------------------

1. Tết Hàn Thực là gì ?

Tết Hàn Thực cùng với Tết Thanh Minh, Tết Trùng Cửu là những ngày Tết lâu đời của người Việt. Còn hay được người dân gọi với tên gọi vô cùng giản dị là Tết bánh trôi, bánh chay.

Vào ngày này, người Việt sẽ chỉ thưởng thức những đồ ăn nấu sẵn, đồ lạnh và tuyệt đối không sử dụng những loại thức ăn nóng. 

tet-han-thuc

Người dân sẽ ăn đồ lạnh vào dịp Tết Hàn Thực

2. Nguồn gốc Tết Hàn Thực

Tương truyền kể lại rằng vào những năm 770 - 221, lúc đó vị vua Tấn Văn Công của nước Tấn, Trung Quốc gặp nạn lưu vong. Trên chặng đường chạy nạn vua đã được một vị hiền sĩ là Giới Tử Thôi tự nguyện xẻ một miếng thịt đùi để giúp vua qua cơn đói khát. Ngoài ra, vị hiền sĩ này còn hiến nhiều mưu kế cho Tấn Văn Công. Chính những việc làm vô cùng tình nghĩa đó nên vua đã vô cùng cảm kích. 

nguon-goc-tet-han-thuc

Tết Hàn Thực có nguồn gốc từ Trung Quốc

Sau khi được Giới Tử Thôi giúp sức, hiến kế để vua giành lại được ngai vàng thì trong quá trình phong thưởng những người có công thì lại quên đi vị hiền sĩ. Trước sự viêc đó, Giới Tử Thôi đã cùng với mẹ ruột về quê ở ẩn ở núi Điền Sơn. 

tet-han-thuc-co-nguon-goc-nhu-the-nao

Mẹ con Giới Tử Thôi đã bị chết cháy trong rừng 

Một thời gian sau, vua Tấn Văn Công đã nhớ ra vị hiền sĩ liền sai người đi tìm tung tích của Tử Thôi. Sau khi tìm thấy, vua đề nghị ông quay lại triều đình lĩnh thưởng nhưng vì là người giản dị, không hám danh lợi nên Tử Thôi đã từ chối. Vì muốn đốc thúc hiền sĩ quay về nên vua đã chốt cháy khu rừng trú ẩn. Không ngờ, Tử Thôi không những ra mà cùng mẹ nhất quyết ở lại chịu chết cháy trong rừng. 

tet-han-thuc-co-nguon-goc-tu-dau

Tết Hàn Thực ngày nay nhằm tưởng nhớ người đã khuất 

Thương xót cho người đã cứu sống mình lúc hoạn nạn nên vua đã cho lập nên một miếu thờ tưởng nhớ vị hiền sĩ đã khuất. Đồng thời hạ lệnh những người trong nhân gian không được sử dụng lửa trong 3 ngày (3/3 - 5/3 âm lịch), chỉ được dùng những món ăn nguội, nấu sẵn trước đó. Từ đó ngày 3/3 âm lịch được xem là ngày Tết Hàn Thực

cung-banh-troi-chay-trong-tet-han-thuc

Người dân sẽ cúng bánh trôi, bánh chay

3. Ý nghĩa Tết Hàn Thực

Tết Hàn Thực ở Trung Quốc được diễn ra qua bao đời nay là dịp để nhân dân Trung Quốc bày tỏ sự tưởng nhớ của mình đến Giới Tử Thôi. Vào thời kỳ phong kiến, văn hóa Trung Hoa ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống người dân Việt Nam nên Tết Hàn Thực đã manh nha gia nhập vào đời sống người Việt. Tuy nhiên ở Việt Nam, Tết Hàn Thực lại có một ý nghĩa không giống ở Trung Quốc, đó là tưởng nhớ đến những vị anh hùng có công lao to lớn trong quá trình xây nước và dựng nước. 

y-nghia-cua-ngay-tet-han-thuc

Nhiều gia đình Việt Nam sẽ cùng ngồi làm bánh trôi - bánh chay trong ngày Tết Hàn Thực 

Vào ngày Tết Hàn Thực, mọi gia đình ở khắp các địa phương trên cả nước đều chuẩn bị những đĩa bánh trôi, bánh chay, trầu cau, hương quả để dâng lên cúng gia tiên với ý nghĩa nhớ về nguồn cội, biết ơn các đấng sinh thành,... Vì thế, cho dù là bất cứ ai đang ở đâu thì đừng quên về bên gia đình để cùng sum họp, ngồi với nhau bên mâm cơm ấm áp. 

y-nghia-tet-han-thuc

Bánh trôi để cúng vào Tết Hàn Thực 

4. Tết Hàn Thực ngày nào?

Tết Hàn Thực được ấn định sẽ diễn ra vào ngày 3/3 âm lịch hàng năm. Tết Hàn Thực diễn ra trước Tết Thanh Minh khoảng tầm 1 tuần và chỉ sau Tết Nguyên Đán 33 ngày. Vào ngày này, các gia đình sẽ chuẩn bị những mâm cỗ có bánh trôi, bánh chay, xôi, chè,... để cúng gia tiên, đây là cách để người Việt tưởng nhớ những người đã đi xa. 

tet-han-thuc-vao-ngay-nao

Tết Hàn Thực diễn ra ngày 3/3 âm lịch hàng năm

5. Tết Hàn Thực 2020 vào ngày nào?

Theo lịch Vạn Niên thì Tết Hàn Thực 2020 rơi vào thứ năm ngày 26/3/2020 (tức là ngày 3/3 âm lịch năm Canh Tý). Tết Hàn Thực năm nay không diễn ra trước Tết Thanh Minh

tet-han-thuc-2020

Tết Hàn Thực 2020 diễn ra vào ngày 26/3 dương lịch

6. Mâm cúng Tết Hàn Thực

6.1. Bánh trôi – bánh chay không thể thiếu trong Tết Hàn Thực

Mâm cúng vào ngày Tết Hàn Thực thì không thể không có món bánh trôi, bánh chay. Theo kết luận của Trịnh Sinh - một nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam thì trong mâm cúng "chuẩn" nhất là gồm 5 hoặc 3 bát bánh trôi. Bánh chay cũng có số lượng tương tự. 

banh-troi-trong-mam-cung-tet-han-thuc

Mâm cúng Tết Hàn Thực không thể thiếu bánh trôi6.2. Hương hoa, trầu cau

Trong các lễ cúng to nhỏ trong năm thì người Việt luôn chuẩn bị đầy đủ nén hương, những bông hoa tươi và đĩa cau trầu để đặt lên bàn thờ. Đối với Tết Hàn Thực cũng không ngoại lệ. Vì thế, trong quá trình chuẩn bị bạn đừng quên làm bánh trôi, bánh chay mà quên mất hương, hoa nhé.

huong-hoa-trong-mam-cung-tet-han-thuc

Bạn nên lựa chọn những bông hoa cúc vào Tết Hàn Thực

6.3. Ly nước sạch - thể hiện tâm ý của gia chủ

Mỗi lần cúng bái, làm lễ cho gia tiên thì không thể thiếu đi việc thay ly nước mới trên bàn thờ. Đây được xem là tục lệ lâu đời và bắt buộc có khi làm lễ cúng.  Vào dịp Tết Hàn Thực bạn cũng cần làm như thế để hiện tâm ý của gia chủ dành cho bậc tổ tiên. 

ly-nuoc-sach-trong-mam-cung-tet-han-thuc

Bạn nhớ phải thay ly nước sạch khi chuẩn bị cúng Tết Hàn Thực

6.4. Mâm ngũ quả tượng trưng may mắn, tốt lành 

Vào dịp Tết Hàn Thực, gia chủ nên chọn 5 loại hoa quả có màu sắc khác nhau để đại diện cho ngũ hành. Việc chuẩn bị mâm ngũ quả nhằm thể hiện tấm lòng hiếu thảo, sự kính trọng và hy vọng những điều may mắn, tốt lành sẽ đến. 

mam-ngu-qua-tet-han-thuc

Mâm ngũ quả thể hiện tấm lòng thành kính cho bề trên

7. Ý nghĩa bánh trôi chay trong Tết Hàn Thực

7.1. Hướng về cội nguồn

Tết Hàn Thực ở Việt Nam mang ý nghĩa luôn luôn nhớ về nguồn cội, ghi nhớ công lao của người đã khuất. Vào ngày 6/3 ở Hà Tây, người Việt thường có tục dâng bánh trôi để tưởng nhớ Hai Bà Trưng.

y-nghia-banh-troi-tet-han-thuc

Bánh trôi bánh chay có ý nghĩa hướng về cội nguồn 

Ngày giỗ tổ Hùng Vương 10/3 người dân mọi nơi đều đổ về đền Hùng, Phú Thọ để cúng bái và dâng những đĩa bánh trôi, bánh chay để ghi công lao dựng nước, giữ nước của các vị anh hùng. Như vậy, bánh trôi bánh chay vào dịp Tết Hàn Thực mang ý nghĩa dân tộc, hướng về nguồn cội của mình. 

banh-troi-tet-han-thuc-co-y-nghia-gi

Đĩa bánh trôi đa sắc màu cho Tết Hàn Thực7.2. Truyền thống dân tộc

Bánh trôi bánh chay là món ăn đặc trưng cho ngày Tết Hàn Thực. Từ thời xa xửa xa xưa, những chiếc bánh trôi đã tự nhiên đi vào thơ ca nhạc họa. Hai loại bánh này được làm từ bột gạo nếp, nặn thành từng viên nhỏ, bên trong nhân đường đỏ. Bạn còn nhớ bài thơ "bánh trôi nước" của thi sĩ Hồ Xuân Hương đã làm thổn thức biết bao con tim yêu văn học. 

banh-troi-banh-chay-mang-y-nghia-ghi-nho-ve-van-hoa-dan-toc

Bánh trôi đã có mặt trong các tác phẩm văn học từ lâu đời 

7.3. Ôn lại chuyện xưa

Vào ngày Tết Hàn Thực được cùng người thân ngồi sum vầy bên nhau thưởng thức một đĩa bánh trôi, bánh chay sẽ mang lại một cảm giác ấm cúng khó tả. Nhiều người truyền miệng nhau rằng, ăn bánh trôi bánh chay vào dịp này là để cùng ôn lại những kỷ niệm xưa cũ, những câu chuyện đã lùi về rất xa của dân tộc. 

banh-troi-banh-chay-co-y-nghia-on-lai-chuyen-xua

Bánh trôi gợi ý về sự tích mẹ Âu Cơ sinh bọc trăm trứng 

Có một sự tích kể lại rằng, hai loại bánh này được có mặt từ thời Hùng Vương, ngày xửa ngày xưa ấy, người dân làm hai loại bánh này là để ghi nhớ về sự tích mẹ Âu Cơ sinh "bọc trăm trứng". Một trăm viên bánh nhỏ tượng trưng cho 100 quả trứng. Bánh trôi tượng trưng cho 50 quả trứng của Âu Cơ nở ra thành 50 người con theo mẹ lên rừng. Còn 50 bánh chay tượng trưng cho 50 viên trứng nở ra 50 người con khỏe mạnh xuống biển cùng cha. 

banh-troi-gac

Bánh trôi gấc rực rỡ 

Chính câu chuyện này đã ăn sâu vào phong tục của người Việt nên cứ đến ngày 3/3 âm lịch hàng năm, người người nhà nhà lại háo hức làm bánh trôi chay để nhớ lại câu chuyện thời xa xưa. 

tet-han-thuc-trong-van-hoa-viet

Bánh trôi, bánh chay mang rất nhiều ý nghĩa trong đời sống người Việt 

8. Cách làm bánh trôi – bánh chay cho Tết Hàn Thực

8.1. Nguyên liệu

  • 200 gram Bột nếp
  • Đường làm bánh trôi (khoảng 12-14 viên nhỏ) h
  • 30 gram đậu xanh đã cà vỏ
  • Vừng trắng
  • Nước cốt dừa, dừa nạo sợi nhỏ (không bắt buộc)
  • Bột năng/ bột đao hoặc bột sắn
nguyen-lieu-lam-banh-troi-banh-chay-tet-han-thuc

Nguyên liệu chính để làm món bánh trôi, bánh chay

8.2. Cách làm bánh trôi - bánh chay dịp Tết Hàn Thực 

Bước 1: Chuẩn bị bột bánh trôi

Đổ bột vào một bát to, chuẩn bị một cốc nước vào lò vi sóng quay nóng từ 30 - 45 giấy. Lấy nước ra khỏi lò thì đổ từ từ vào phần bột đã chuẩn bị. Lấy đũa khuấy đều rồi dùng tay nhào bột. Nhào liên tục cho đến khi bột quánh dẻo lại là được. Sau khi nhào xong bột thì bọc kín lại để bột không bị khô. 

nhao-bot-banh-troi-banh-chay

Nhào bột cho đến khi bột dẻo, không quá nhão mà cũng không bị khô

Bước 2: Chuẩn bị nhân bánh trôi - bánh chay 

a. Chuẩn bị nhân bánh chay

Lấy đậu xanh ngâm với nước âm ấm tầm 3 tiếng hoặc cũng có thể để qua đêm cho đậu mềm. Sau đó đổ đậu vào nồi, cho một ít nước ngang đậu rồi đun với lửa nhỏ. Khi nước bắt đầu sôi thì cho lửa nhỏ xuống, thêm chút muối, chút đường vào đun cho cạn nước thì thôi.

Đun được một lúc đậu mềm thì dùng muôi nghiền đậu cho nhuyễn, tơi ra. Nếu nước sôi nhanh quá mà đậu vẫn chưa đủ độ mềm thì thêm nước để đun tiếp. Sau khi nghiền đậu thì nén chặt lại thành từng viên nhỏ, bạn có thể cho dừa vào để làm nhân cùng. 

lam-nhan-banh-troi-tet-han-thuc

Cho đậu vào nồi 

cach-nau-nhan-banh-troi-dip-tet-han-thuc

Thêm đường, muối vào rồi nghiền nhuyễn 

b. Chuẩn bị nhân bánh trôi

Lấy đường đỏ miếng đã chuẩn bị sẵn cắt thành hình vuông nhỏ 

nhan-banh-troi

Đường đỏ sẽ cắt nhỏ thành từng viên

Bước 3: Nặn bánh trôi, bánh chay

Chia bột thành từng phần nhỏ bằng nhau. Sau đó dùng tay ấn dẹt từng khối rồi đặt phần nhân của từng loại bánh vào giữa rồi gói tròn lại. Cố gắng dùng tay vo cho bột khít, bọc được hết phần nhân tránh để không khí lọt vào bên trong. Nếu như thế khi nấu bánh sẽ rất dễ vỡ. 

tao-hinh-banh-chay

Tạo hình bánh chay có hình dẹt 

cach-nan-banh-troi

Cho nhân vào giữa bánh

vien-bot-lai

Vo tròn bánh trôi thành từng viên nhỏ

Bước 4: Cách luộc bánh trôi, bánh chay

Thả bánh trôi, bánh chay đã được nặn vào nồi nước sôi, đun sôi cho tới khi bánh nổi lên mặt nước thì vớt ra rồi thả vào nước lạnh. Để nguội một lúc rồi ra đĩa rồi rắc vừng lên bánh trôi. 

cach-luon-banh-troi-tet-han-thuc

Cho bánh trôi vào nước luộc 

vot-banh-ra

Bánh chín nguội thì cho ra đĩa 

rac-vung-len-banh-troi

Rồi rắc vừng lên phần trên của bánh 

Đối với bánh chay sau khi luộc xong thì đun sôi hỗn hợp bột sắn dây với đường và nước, thêm nước hoa bưởi rồi đổ vào bánh chay. Rắc thêm một vài sợi dừa nạo để trang trí. 

cach-nau-banh-chay

Bánh chay được luộc chín rồi đổ hỗn hợp nước sắn dây, đường 

cach-lam-banh-troi-banh-chay

Bánh trôi - bánh chay sau khi đã hoàn thành 

9. Những điều cấm kị trong Tết Hàn Thực

Tết Hàn Thực ở Trung Hoa thì người dân bắt buộc phải kiêng không được đốt lửa, chỉ được ăn những món nấu sẵn để nguội.  

banh-troi-tra-xanh

Tùy theo gia đình sẽ cúng bánh trôi bánh chay dịp Tết Hàn Thực

Trong ngày Tết Hàn Thực thì điều cấm kị nhất là dùng các đồ ăn mặn. Việc  ăn chay sẽ giúp cho các gia đình làm mọi chuyện được suôn sẻ, thuận buồm xuôi gió hơn. 

tet-han-thuc-va-nhung-dieu-cam-ki

Việc ăn chay sẽ mang lại nhiều may mắn trong cuộc sống 

10. Văn khấn Tết Hàn Thực

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

  • Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
  • Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
  • Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
  • Con kính lạy Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Dì, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là:..............................

Ngụ tại:.....................................................

Hôm nay là ngày.............................. gặp tiết Hàn Thực, tín chủ chúng con cảm nghĩ thâm ân trời đất, chư vị Tôn thần, nhớ đức cù lao Tiên tổ, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, dâng lên trước án. Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ..................... cúi xin thương xót con cháu giáng về linh chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ trong nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận, trên bảo dưới nghe.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

van-khan-tet-han-thuc

Cúng Tết Hàn Thực cần có văn tế chuẩn để đọc nhé 

Tết Hàn Thực là một nét đẹp văn hóa được gìn giữ qua rất nhiều thế hệ người Việt. Hy vọng với những thông tin hữu ích ở trên sẽ giúp bạn chuẩn bị thật đầy đủ cho ngày Tết Hàn Thực sắp tới. 

Thu Mơ 

Xem thêm MV Bánh Trôi của Hoàng Thuỳ Linh