Chuẩn Bị Gì Cho Những Chuyến Trekking đồi Núi

Có thể lần đầu bạn tham gia trải nghiệm những hành trình trekking, leo núi đồi, cũng có thể bạn đã nhiều lần thử thách bản thân qua những chuyến đi khác. Tuy nhiên, dù bạn đã có nhiều kinh nghiệm hay chỉ là người đi lần đầu, dưới đây là những điều bạn cần chuẩn bị và lưu ý để có thể tận hưởng một chuyến đi an toàn, thú vị và đáng nhớ.

Mục lục bài viết

  1. Nguyên tắc và checklist vật dụng cần mang theo
  2. Hướng dẫn nguyên tắc trekking 
  3. Hướng dẫn về trekking tour núi đồi
  4. Hướng dẫn tắm khô
  5. Một số bài tập rèn luyện sức khoẻ trước chuyến đi

chuan-bi-truoc-khi-leo-nui

1. Nguyên tắc và checklist vật dụng cần mang theo

Việc quan trọng nhất trước mỗi hành trình là phải chuẩn bị chu đáo. Tuy nhiên, “chu đáo” không có nghĩa là mang theo “tất tần tật” mọi thứ trên lưng. Bạn chỉ cần tập trung vào 3 điểm sau đây:

  • Đủ: Mang vừa đủ các vật dụng cần thiết cá nhân theo checklist bên dưới.
  • Gọn nhẹ: Hạn chế tối đa trọng lượng của các vật dụng trong balo. Có thể chọn chất liệu nhẹ, hoặc các vật ít chiếm diện tích hoặc nặng nề, không cần thiết.
  • Phù hợp: mỗi hoạt động sẽ có những đòi hỏi về trang bị, quần áo và phụ kiện tương thích. Hãy trang bị cho mình những hành trang phù hợp nhất và để chúng phát huy hết công năng, giúp bạn có chuyến đi tốt đẹp.

1.1 Vật dụng cần chuẩn bị

can-mang-theo-tour-trekking-nui-doi-cung-Bitour

Checklist vật dụng cần mang theo

– Quần áo trekking: đồ thấm hút mồ hôi tốt, có độ co giãn dễ hoạt động di chuyển.

– Giày: chuyên dụng cho trekking càng tốt, nếu không chọn đôi thể thao có đế nhiều rãnh sâu( có gai) để tránh trơn trượt, bám tốt.

-Hoặc Dép Rọ trekking: (trường hợp khách hàng chân size to, không quen mang giày, hạn chế tốt việc đau mũi chân) sử dụng tốt trong mùa mưa và các khu vực địa hình nhiều sông suối

– Dép: để sinh hoạt tại khu trại cho thoải mái

– Mang theo mũ nón, áo khoác, găng tay chống nắng, kem chống nắng.

– Vào rừng nên sẽ có côn trùng: mang theo xịt côn trùng, muỗi hoặc kem chống muỗi soffell

– Bình nước cá nhân để Bi tiếp nước (tối thiếu 1 lít)

– Áo mưa: mỏng nhẹ, tiện lợi

– Đồ cá nhân khác: bàn chải răng, kem đánh răng, sữa tắm KHÔ

1.2 Vật dụng có thể mang theo

– Tiền

– Điện thoại hoặc máy ảnh cầm tay nhỏ

– Socola

– Viên sủi C

– Gậy trekking

1.3 Vật dụng không nên mang theo:

 – Laptop

– Các vật dụng cồng kềnh, dễ vỡ

– Trang sức có giá trị cao

– Các thức ăn lạnh, trái cây có vị chua

– Giấy tờ quan trọng: hộ chiếu, hộ khẩu,…

vạt-dung-co-the-khong-nen-mang-theo

1.4 Lưu ý:

Chứa Chan

– Nơi lưu trú không có nhà vệ sinh và nhà tắm, mình có thể chuẩn bị sữa tắm khô để dễ vệ sinh cá nhân

Tà Năng – Phan Dũng

– Tour có cấp gậy tre trekking – Có lều để tắm khô (sữa tắm khô đã chuẩn bị) thay đồ và lều vệ sinh nhẹ.

Bidoup

– Nơi lưu trú có nhà tắm nhà vệ sinh – Bi có cấp gậy tre trekking – Mang theo áo khoác dày (thời tiết lạnh, có thể mặc sáng sớm và tối ăn uống ngoài trời) – Mang theo 1 bộ đồ đẹp dạo phố (có 1 đêm dạo chơi tự do tại Đà Lạt)

2. Hướng dẫn nguyên tắc trekking:

Để nói về những quy tắc trekking an toàn thì hiện nay do hình thức du lịch này ở Việt Nam còn khá mới mẻ nên không có một quy tắc chuẩn nào cho du khách. Những chia sẻ dưới đây bắt nguồn từ kinh nghiệm đi trekking kết hợp việc tổ chức dẫn tour chuyên nghiệp dành cho hàng ngàn bạn trẻ trong những năm qua. Điều quan trọng là sau mỗi chuyến đi đội ngũ hướng dẫn luôn trao đổi, học hỏi và được tập huấn thêm các kỹ năng mới để hướng dẫn và hỗ trợ khách hàng tốt nhất. Và nếu là người đi trekking, bạn nên nắm vững các quy tắc này để giúp bản thân chủ động trong mọi tình huống vì những người dẫn đường, hướng dẫn viên khó lòng có thể theo sát bạn từng bước chân trên suốt quãng đường dài.

  • Không đi một mình: 

Đảm bảo không đi một mình mà ít nhất đi từ 2 người trở lên, giữ khoảng cách liên lạc. Điều này rất quan trọng vì khi ở trong rừng không có hoặc sóng điện thoại yếu thì người bạn đường chính là người sẽ hỗ trợ bạn trong mọi tình huống (kể cả khi đi lạc, nếu có 2 người vẫn tốt hơn là 1 mình).

khi di-trekking-khong-tu-y-tach-doan

  • Không vượt trước người dẫn đường cũng như không đi sau người chốt đoàn:

Mỗi chuyến đi, khác với các nhóm phượt, luôn có thêm một người chốt đoàn đi cuối cùng, để đảm bảo không ai đi lạc hay bị bỏ lại phía sau. Khi người chốt đoàn đến điểm hẹn đồng nghĩa tất cả thành viên đều có mặt đầy đủ nên dù đoàn đi ít hay đông cũng rất dễ dàng kiểm tra, quản lý chỉ nhờ quy tắc đơn giản này.

  • Không tự ý tách đoàn

Dù bất kỳ lý do gì cũng không quan trọng bằng chính tính mạng của bạn, do đó trên chuyến đi bạn không được phép tách đoàn (Trừ khi có những tình huống đặc biệt có sự đồng ý từ phía ban tổ chức).

  • Xử lý ở các ngã rẽ:

Khi đến ngã 3 không biết đi hướng nào thì dừng lại đợi chốt đoàn. Không đi theo người khác nhóm vì có nhiều con đường và tuyến đi khác nhau.

  • Đừng chạy, đừng đi vội:

Trekking đòi hỏi sức bền và ý chí nhiều do bạn di chuyển trong quãng đường dài. Do đó, đừng nôn nóng đi vội sẽ mau khiến bạn mất sức.

  • Quy tắc bảo vệ môi trường

bao-ve-moi-truong-cung-bi-cares

Thiên nhiên là ngôi nhà chung của mọi người. Về với thiên nhiên cùng Bi là chỉ mang theo kỉ niệm đẹp và không để lại gì ngoài những dấu chân. Cùng chương trình Bitour Cares, mỗi hành khách sẽ tự bảo quản rác cá nhận của mình trong suốt hành trình. Bên cạnh đó, nhựa 1 lần tiện dụng nhưng lại gây tổn hại nặng nề cho môi trường. Bạn có thể hạn chế dùng khăn giấy ướt, sử dụng bình đựng nước, áo mưa dùng được nhiều lần, sữa tắm thân thiện môi trường là góp phần bảo vệ thiên nhiên, vùng đất bạn đi qua. -

>>Xem thêm về Cách chọn giày

->>Xem thêm về Cách chọn ba lô khi trekking

3. Hướng dẫn về trekking tour núi đồi:

Đặc thù của những cung đường núi đồi là những con dốc triền miên, sẽ khiến bạn mất nhiều sức để leo và nước để uống, sau đây là những quy tắc trekking tour núi đồi của Bi để giúp bạn cân bằng được thể lực trong suốt hành trình trekking:

Khi đi lên dốc:

  • Đi từ từ, đi chậm và đều (đi bước nhỏ) hạn chế nghỉ mệt giữa dốc.
  • Tiếp xúc với mặt đất bằng phần ức chân rồi đáp nhẹ nhàng bằng cả bàn chân (kiểu đáp mid-foot).
  • Sử dụng đều lực ở cả 2 chân tránh quá tải, căng cơ, chuột rút.
  • Cố gắng giữ nhịp đều đặn, bao gồm cả việc thở dù Bi biết bạn sẽ rất mệt mỏi.
  • Tâm lý: Đừng liên tục nhìn con dốc dại nếu nó làm bạn nản chí. Hãy tập trung vào từng bước chân của bạn và nghĩ đến cảnh đẹp kỳ vĩ mà bạn sẽ chứng kiến sau mỗi con dốc cao,

Khi đi xuống dốc:

  • Tốc độ khi đi cộng với độ nghiêng của dốc sẽ tăng quán tính và dễ làm bạn té về trước cực kỳ nguy hiểm. Hãy cứ đi từ từ, điều đặn và chú ý vào mọi bước chân của bạn.
  • Nên tiếp xúc bằng mé ngoài bàn chân: Thay vì di chuyển chúi thẳng về trước, bạn nên chuyển qua di chuyển ngang sẽ giảm áp lực lên mũi chân, hạn chế trơn trượt.
  • Chắc chắn trong từng bước chân: Thông thường phần cỏ ướt và đất sỏi sẽ dễ khiến bạn trượt té, hãy cẩn trọng nhé.

huong-dan-quy-tac-trekking

Hướng dẫn lên xuống dốc khi trekking

Khi dừng nghỉ: Do thể lực của mỗi người trong đoàn là khác nhau, vì vậy sẽ có các chặng nghỉ chân, hoặc sẽ có những chặng nghỉ phát sinh tùy theo thể trạng mỗi người. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý các điểm sau:

  • Tới chỗ nghỉ chân mỗi chặng: Hãy khoan ngồi ngay, đứng thở đều một lát nhé. Sau đó hãy ngồi, duỗi thẳng và thả lỏng chân, để chân được nghỉ ngơi. Bạn cũng có thể nằm xuống, nhắm mắt và tịnh tâm 1 chút cho cơ thể nạp lại năng lượng nhé.
  • Khi cần nghỉ theo nhu cầu : Nếu thật sự bạn đã mệt và cần 1 khoảng thời gian nghỉ ngơi, bạn phải thông báo cho trưởng đoàn để nhận được sự chăm sóc.
  • Không nên nghỉ giữa các chặng quá nhiều, bạn sẽ bị ì và càng cảm giác mệt thêm. Vì vậy, hãy cố gắng hạn chế số lần nghỉ nhé.

Quy tắc uống nước:

  • Không uống nước nhiều một lần mà uống theo từng ngụm nhỏ (tốt nhất nên sử dụng túi nước).
  • Không nên uống nước nhiều lần, chỉ uống khi thấy khát.
  • Uống nước cho đã khát rất nguy hại. Thứ nhất là bạn phải mang nhiều nước hơn bình thường gây nặng balo, thứ 2 là uống nhiều bài tiết nhiều, máu loãng tim phải làm việc nhiều hơn mệt tim, thứ 3 là bụng ọc ạch dễ gây mệt mỏi và đuối sức.
  • Thường với quãng đường 10-15km bạn chỉ cần sử dụng 1L nước (mùa mưa) và 1,5L nước (mùa nắng) là đủ cho một người bình thường.
  • Không nên uống nước suối trực tiếp chưa qua đun nấu hoặc được xử lý.

Xem thêm về Cách sử dụng gậy trekking

4. Hướng dẫn tắm khô

Sau ngày dài vận động, đến lều trại, việc bạn nghĩ đến đầu tiên là tắm đúng không? Đây là trạng thái cơ thể bạn lúc này:

  • Mệt mỏi: Khi mệt mỏi, khả năng tuần hoàn máu và lưu thông khí huyết bị giảm mạnh, tắm nước lạnh lúc này có thể khiến bạn mệt mỏi hơn và dễ bị cảm lạnh, choáng thậm chí dễ gây ra tử vong.
  • Quá đói: Khi đói, lượng đường trong máu xuống mức thấp nhất, dễ bị chóng mặt, thậm chí ngất xỉu. Nên tắm sau khi ăn cơm khoảng hai tiếng hoặc trước khi ăn cơm 1 tiếng.
  • Cơ thể nhiều mồ hôi: Sau vận động, việc tắm khi mồ hồi còn chưa ráo là điều nguy hiểm. Các lỗ chân lông lúc đó vẫn còn đang mở rộng, hơi nước sẽ ngấm qua những lỗ chân lông này vào cơ thể. Hậu quả là chúng ta sẽ rất dễ bị cảm ho, sốt, viêm phổi…

Việc tắm nước lạnh thông thường lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm lúc này khi cơ thể trong trạng thái dễ bị tổn thương. Giới thiệu đến bạn giải pháp ‘tắm khô’ bằng dung dịch thân thiện môi trường để chúng ta có thể vừa sạch, vừa khoẻ và cũng không gây tổn hại đến tự nhiên.

*Hướng dẫn tắm khô

Tắm khô không phải quá mới lạ trong giới trekking mà được sử dụng rất nhiều trên các hành trình về với thiên nhiên bởi sự tiện lợi, an toàn cho sức khoẻ và cả tốt cho môi trường. Bi chuẩn bị sẵn dung dịch tắm khô thân thiện môi trường cho bạn, đây là hướng dẫn cụ thể cách sử dụng. Để tắm khô, bạn chỉ cần 1 vật chứa nước, 1 khăn tắm nhỏ và 1 ít dung dịch xà phòng tắm khô.

Cách 1

1. Nhỏ vài giọt dung dịch tắm khô vào nước (tầm 1l)

2. Nhúng khăn vào và lau sạch cơ thể

Cách 2

1. Thấm nước cho khăn ẩm

2. Nhỏ 1 vài giọt dung dịch tắm khô lên khăn

3. Dùng khăn lau sạch mồ hôi, bụi bẩn trên cơ thể

4. Lau lại bằng nước

Nhanh – Gọn – Sạch. Thế là ta lại tự tin tiếp tục hành trình của mình và giao lưu cùng những người bạn mới.

5. Một số bài tập rèn luyện sức khoẻ trước chuyến đi

Nhằm đảm bảo trải nghiệm tốt nhất cho hành trình trekking/hiking/ trong nhiều ngày liên tiếp, các cơ của bạn cần phải có sự chuẩn bị và quen dần với cường độ vận động. Bạn không cần thiết phải là một vận động viên chuyên nghiệp, với nền tảng thể lực tuyệt vời hơn người. Bạn chỉ cần có một thể lực cơ bản, cùng với sự tập luyện đều đặn các bài tập bổ trợ tại chỗ hàng ngày trước chuyến đi, chắc chắn bạn sẽ có một chuyến đi thoải mái và tốt đẹp. Và để đủ thời gian hình thành một thói quen tốt và cơ thể thích ứng với việc vận động, bạn có thể bắt đầu luyện những bài tập sau đây ít nhất 3 lần/ tuần, mỗi buổi 30’ trong 21 ngày trước chuyến đi.

  • Chạy bộ: Chuẩn bị một đôi giày bạn sẽ dùng khi đi trekking, khởi động kỹ tầm 5’ trước khi chạy. Bạn không cần ép bản thân chạy nhanh từ lúc mới bắt đầu. Quan trọng là để cơ thể từ từ quen với việc vận động và duy trì luyện tập thường xuyên.

ren-luyen-the-luc-truoc-khi-di-tour-nui-doi

  • Squat: Squat là bài tập đứng lên, ngồi xuống với tạ hoặc tay không. Squat tác động đến nhiều nhóm cơ, đặc biệt là vùng hông, mông, đùi và bổ trợ cho toàn cơ thể. Bài tập gồm 5 bước:
  1.     Đứng thẳng người. Hai chân mở rộng bằng hông.
  2.     Hai bàn chân hơi hướng ra phía người để tạo thành chữ V.
  3.     Hai tay duỗi thẳng trước ngực hoặc gập khuỷu tay lại.
  4.     Từ từ hạ người xuống đồng thời đẩy mông về phía sau.
  5.     Hạ người tới khi đùi song song với sàn nhà hoặc sâu hơn. Giữ nguyên tư thế trong 2s và lặp lại bài tập
  • Leo cầu thang: có thể là luyện tập leo cầu thang gần nhà hay ở nơi làm của bạn. Thay vì đi thang máy, bạn có thể thử tập leo cầu thang nhiều hơn hàng ngày. Việc này sẽ giúp bạn quen với việc leo dốc cao.

ren-luyen-the-luc-truoc-khi-di-tour-nui-doi

Hẹn gặp lại bạn trên hành trình sắp tới và cùng nhau có một chuyến đi tuyệt vời nhé!