MỤC LỤC
- 1 Giới thiệu đôi nét về Núi Yên Tử
- 2 Vì sao nên đến du lịch Yên Tử?
- 3 Kinh nghiệm du lịch Yên Tử lúc nào đẹp nhất?
- 4 Lễ Hội Yên Tử
- 5 Kinh nghiệm du lịch Yên Tử di chuyển có khó không?
- 6 Trải nghiệm du lịch Yên Tử bằng cáp treo
- 7 Bảng giá vé cáp treo Yên Tử và dịch vụ khác
- 8 Kinh nghiệm du lịch Yên Tử, Uông Bí Quảng Ninh
- 8.1 1. Chùa Suối Tắm
- 8.2 2. Chùa Cầm Thực
- 8.3 3. Chùa Bí thượng
- 8.4 4. Chùa Giải Oan
- 8.5 5. Chùa Lân
- 8.6 6. Cụm Tháp Hòn Ngọc
- 8.7 7. Khu Tháp Tổ
- 8.8 8. Chùa Một Mái
- 8.9 9. Am Ngự Dược – Am Thung
- 8.10 10. Chùa Bảo Sái
- 8.11 11. Chùa Vân Tiêu
- 8.12 12. Chùa Đồng
- 8.13 13. Rừng Quốc Gia Yên Tử
- 8.14 14. Rừng Trúc
- 8.15 15. Am Lò Rèn
- 8.16 16. Đường Tùng
- 8.17 17. Cổng trời bia Phật
- 8.18 18. Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông
- 8.19 19. Tượng An Kỳ Sinh
- 9 Kinh nghiệm du lịch Yên Tử – Nét bí ẩn tại Đông Triều Quảng Ninh
- 10 Kinh nghiệm du lịch Yên Tử từ Bắc Giang
- 11 Du lịch Yên Tử nên ở đâu đẹp nhất?
- 12 Kinh nghiệm du lịch Yên Tử – Mua gì làm quà?
- 13 Kinh nghiệm du lịch Yên Tử 2 ngày 1 đêm
- 14 Những điều cần lưu ý khi đi du lịch Yên Tử
Núi Yên Tử Linh thiêng huyền bí, nơi tu hành của Phật Hoàng
Núi Yên Tử là đỉnh núi linh thiêng nơi tu hành của Phật Hoàng - Trần Nhân Tông, ngọn núi cao hơn 1120m so với mực nước biển nằm ở vùng Đông Bắc nước ta; ngọn núi này là ranh giới của 2 tỉnh Quảng Ninh và Bắc Giang
Núi Yên Tử là nơi có rất nhiều ngôi chùa mang di tích lịch sử lâu đời khi đặt chân lên đỉnh núi bạn sẽ được chạm đến từng tảng mây như được đến chốn bồng lai xứ Phật.
Không những thế mà Núi Yên Tử còn có những danh lam thắng cảnh như Tây Yên Tử và khu di tích lịch sử nhà Trần thời Đông Triều. tất cả những danh lam thắng cảnh cũng như các di tích lịch sử đều được UNESCO công nhận là di săn văn hóa thế giới.
Hành hương Yên Tử tại sao nên đến ?
Đức Phật Hoàng - Trần Nhân Tông đã từ bỏ đi ngai vàng mà đã khoác lên mình chiếc áo cà sa tu hành để tìm thấy sự bình yên và lấy đạo phật để răn giảng người dân hướng thiện. Từ đó mà hình thành lên Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử.
Kể từ đó nhà vua đã cho xây lên nhiều ngôi chùa nhỏ trên yên Tử để tạo thành nơi tu hành, giảng đạo và truyền kinh.
Các bạn đã từng nghe câu nói
"Trăm năm tích đức tu hành / Chưa về Yên Tử, chưa đành lòng tu"
Đây là một câu thơ vô cùng nổi tiếng để nói đến nơi đất tổ Phật giáo Việt Nam. Yên Tử rất thích hợp cho các đợt hành hương dành cho các Phật Tử Việt Nam.Không những vậy mà khi đi lên núi Yên Tử bạn sẽ cảm nhận được một không khí trong lành, mát mẻ với sức sống mãnh liệt màu xanh của núi rừng kết hợp với những đám mây trôi.
Du khách còn được chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc cổ điên như chùa, am, tháp,… Bạn có thể đứng trên đỉnh núi để ngắm toàn cảnh Đông Bắc và phía xa là những hòn đảo nhỏ của Vịnh Hạ Long. Trên đây là những lý do mà bạn nên đến Yên Tử một lần chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng.
hành hương Yên Tử lúc nào thích hợp nhất ?
hành hương về Yên Tử vào bất kì khoảng thời gian nào bạn cũng có thể đến đây để tận hưởng những nét độc đáo ở đây. Tuy nhiên đẹp nhất ở Yên Tử đó chính là vào mùa xuân, đây được xem là mùa lễ hội Yên Tử.
Vào dịp tháng 1 đến tháng 3 âm lịch thì đây chính là lúc mà du lịch Yên tử phát triển bởi vào thời gian này thu hút được rất nhiều du khách tham gia các hoạt động lễ hội vô cùng đặc sắc.
Đặc biệt vào mùa xuân 3 tháng đầu năm bạn sẽ được thưởng thức các lễ hội lớn và có rất nhiều đoàn hành hương đến đây để tu tập.
Dưới đây là những ngày sẽ có lễ hội cụ thể để các bạn tham khảo nhé:
- Ngày 23/1 âm lịch: Giỗ Đệ Tam Tổ Huyền Quang (nhằm 6/3/2021)
- Ngày 18/2 âm lịch: Giỗ Thiền Sư Chân Nguyên (nhằm 30/3/2021)
- Ngày 3/3 âm lịch: Giỗ Đệ Nhị Tổ Pháp Loa (14/4/2021)
- Ngày 15/4 âm lịch: Đại lễ Phật Đản (26/5/2021)
- Ngày 15/7 âm lịch: Lễ Vu Lan (22/8/2021)
- Ngày 1/11 âm lịch: Quốc Giỗ Đệ Nhất Hoàng Nhân Tông (nhằm 4/12/2021)
Vì vậy các bạn nên lựa chọn thời điểm hành hương Yên Tử từ tháng 1 đến tháng 9 là vô cùng hợp lý. Đây chính là lúc thời tiết vô cùng mát mẻ dễ chịu. Nên hạn chế đi vào những mùa mưa bão vì nó sẽ ảnh hưởng đến chuyến đi của bạn.
Lễ Hội Yên Tử
Lễ Hội Yên Tử chính là khoảng thời gian đầu xuân, lễ hội này diễn ra để tôn vinh công đức mà Phật hoàng Trân Nhân Tông đã cống hiến. Để diễn ra lễ hội này thì trước đó giáo hội phật giáo Quảng Ninh đã tập trung đông đảo người dân và khách ngoại tỉnh tổ chức những nghi lễ vô cùng trang trọng
Khai mạc cho lễ hội chính là một chương trình nghệ thuật có tên gọi là Yến Tử vào xuân, tiếp sau đó là nghi thức đánh trống, thỉnh chuông và chúc phúc dịp đầu năm, cầu cho đất nước một năm thái bình và an yên đó chính là nghi lễ vô cùng quan trọng. (nghi lễ được diễn ra ở Chùa Trình Yên Tử)
Sau khi làm nghi lễ xong du khách sẽ được tham gia phận hội là được tham quan các ngôi làng hành hương, chùa, thượng sơn lễ Phật,… Và du khách sẽ được vui chơi các hoạt động diễn ta tại đây như chơi các trò chơi dân gian, nhạc hội,…
Đi tới núi Yên Tử như thế nào ?
Hiện tại hệ thống đường giao thông từ đường quốc lộ vào tới núi Yên tử đã được hoàn thiện và đường đi đã rất thuận lợi cho hàng triệu du khách hành hương về đất Tổ Phật Giáo dòng Thiền Trúc Lâm
Di chuyển bằng phương tiện cá nhân
Nếu bạn di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô tự lái :
từ Hà Nội đến Yên Tử khoảng chừng 140km. Từ trung tâm Hà Nội bạn di chuyển lên cầu Chương Dương rồi tiếp tục qua đường Nguyễn Văn Cừ đi theo hướng QL18 bạn sẽ đến thành phố Bắc Ninh đi thẳng bạn sẽ gặp chùa Trình rẽ trái khoảng 10km bạn sẽ đến Yên Tử.
Hoặc có thể lựa chọn đường Cao tốc 5B Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long, sau đó từ Hạ Long đi Uông Bí đến Yên Tử.
Đi bằng dịch vụ xe bus
Một trong những phương tiện công cộng mà được nhiều người lựa chọn nhất bới giá cả vô cùng hợp lý và chúng ta chỉ việc nằm một lúc là sẽ đến nơi đó chính là đi xe bus. Bạn sẽ bắt những chuyến xe khách đi Uông Bí, Hạ Long, Cẩm Phà,… đến đoạn đền Trình tại QL 18 bạn kêu lái xe dừng lại. Sau đấy thì bạn sẽ bắt xe bus khoảng 10.000/1 người /1 lượt đến Yên Tử.
Hiện tại Phúc Xuyên đang có hệ thống xe Bus miễn phí đưa đón khách từ Sân Bay Vân Đồn về tới Dốc Đỏ Yên Tử ( đi đường cao tốc Vân Đồn - Hạ Long) vui lòng liên lạc với tổng đài để đặt chỗ và hướng dẫn lộ trình.
Điện thoại tổng đài : 0203 3827827
Hoặc quý bạn có thể đặt xe dịch vụ du lịch đi Yên tử từ Hạ Long của chúng tôi tại đây
Cáp treo Yên Tử
Khi bạn đã đặt chân đến Yên Tử rồi thì việc tiếp theo đó chính là bạn sẽ di chuyển lên đỉnh núi. Bạn sẽ đi xe điện hoặc đi bộ từ Hạ Kiệu tới cáp treo khoảng chừng 1km nếu đi xe điện thì mất khoảng 15.000/ 1 chiều còn 2 chiều tầm 20k. tại đay có 2 tuyến cáp treo để bạn tham quan đó chính là:
Cáp treo lên Yên Tử
Đây là chặng cáp treo gồm 2 tuyến chính để bạn có thể tham quan các địa điểm ở đấy
- Tuyến 1: Giải Oan – Hoa Yên
- Tuyến 2: Một Mái – An Kỳ Sinh
Cáp treo lên Ngọa Vân
Để lên đến Ngọa Vân bạn sẽ có thể đi bộ hoặc đi bằng cáp treo tuy nhiên để tiết kiệm thời gian cũng như sức khỏe thì đã xây dựng thêm một tuyến cáp đó chính là cáp Ngọa Vân. Đi cáp này sẽ giúp bạn đến với Ngọa Vân được nhanh hơn mà lại đỡ mất công phải đi bộ nữa.
Giá vé cáp treo Yên Tử và dịch vụ khác 2021
Bảng giá cáp treo
Cáp treo Yên Tử
- Tuyến 1: Giải Oan – Hoa Yên: 290.000/ khứ hồi/ 1 vé
- Tuyến 2: Một Mái – An Kỳ Sinh: 270.000/ khứ hồi/ 1 vé
Cáp treo lên Ngọa Vân Tây Yên Tử
- Một chiều: 100.000/ 1 vé
- Khứ hồi: 180.000/ 1 vé
Trẻ em dưới 6 tuổi dưới 1m2 và người già trên 70 tuổi, thương binh, tăng ni sẽ được miễn phí hoàn toàn nhé
Bảng giá dịch vụ khác
- Xe bus từ chùa Trình vào Yên Tử: 20.000/ 1 lượt/ 1 người
- Xe điện từ bãi vào chân núi: 10.000/ 1 lượt/ 1 người
- Phỏng ngủ:
- Phòng đơn: 250.000 – 500.000/ 1 đêm
- Phòng gia đình: 150.000 – 280.000/ 1 giường/ 1 đêm
- Dịch vụ nhà hàng ăn uống: 100.000 – 250.000/ 1 suất có cả chay và mặn
Kinh nghiệm du lịch Yên Tử, Uông Bí Quảng Ninh
Đến với khu di tích lịch sử Đông Yên Tử là một trong những nơi có rất nhiều công trình kiến trúc độc đáo chủ yếu nói về tôn giáo đạo Phật như chùa, tháp, am. Hầu hết những địa điểm này đã có mặt từ thời nhà Lý nhưng về sau sang thời nhà Trần thì được tu sửa và chuyển đổi thành những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất hiện nay.
Khu di tích này nằm ngay tại chân Dốc Đỏ đến đỉnh núi Yên Tử thược thành phố Uông Bí và xã Đông Triều của tỉnh Quảng Ninh. Nơi này có rất nhiều di tích lịch sử tiêu biểu như:
1. Chùa Suối Tắm
Địa chỉ: Phương Đông – Uông Bí – Quảng Ninh
Đây là một ngôi chùa khi nhắc đến truyền thuyết vua Trần Nhân Tông bắt đầu đến núi Yên Tử tu hành. Và đây chính là một dòng suối được nhà vua tắm và sinh hoạt trên này nên khi nhắc đến đây người dân thường nói là Suối Vua Tắm gọi tắt là Suối Tắm.
2. Chùa Cầm Thực
Địa chỉ: xã Thượng Yên Công – Uông Bí và xã Dông Triều – Quảng Ninh
Ngôi chùa này được xây dựng vào thời nhà Trần. điểm đặc biệt cuả ngôi chùa này chính là vị trí của nó được đặt trên một ngọn đồi có hình dáng như một mâm xôi. Ngôi chùa được xây dựng theo 6 gian và kiến trúc ngôi chùa được xây theo hình chữ nhất. trỉa qua nhiều lần tu sủa thì ngôi chùa dần đi vào lịch sử và khi đặt chân đến đây bạn sẽ thấy được sự cổ kính của ngôi chùa này.
3. Chùa Bí thượng
Địa chỉ: Bí Thượng – Phương Đông – Quảng Ninh
Theo sườn núi phái Nam của một dốc đồi thì chùa này được xây dựng vào những thời kỳ cuối nhà Hậu Lê. Đây là một ngôi chùa đóng vai trò chủ yếu trước khi du khách có thể di chuyển lên các địa danh lịch sử của Yên Tử.
4. Chùa Giải Oan
Địa chỉ: Thượng Yên Công – Uông Bí – Quảng Ninh
Nằm ngay trước dòng suối Giải Oan và ẩn mình vào bên trong chân núi ngôi chùa được xây dựng vào thời nhà Trần nên đã có rất nhiều truyền thuyết viết về ngôi chùa này. Ngôi chùa này vốn dĩ vô cùng linh thiên và nhà vua đã thường xuyên tổ chức lập đàn giải oan cho các cung phi. Đến vói ngôi chùa này bạn có thể thấy được ngọn núi Yên Tử nó vô cùng cao, mây phủ khắp nơi. Đây là một địa danh vô cùng đẹp và ý nghĩa để du khách đến tham quan.
5. Chùa Lân
Địa chỉ: Nam Mẫu – Thượng Yên Công – Uông Bí – Quảng Ninh
Đây là ngôi chùa thứ tư nằm trên đoạn từ Dốc Đỏ đi vào Yên Tử. Vào những ngày mauw việc di chuyển lên ngôi chùa này vô cùng khó khăn phải di chuyển bằng bè và căng dây dù để lân dây lên theo. Dần dần việc lân dây trở thành một thói quen của mỗi người đến đây nên mọi người đặt cho ngôi chùa này tên là Chùa Lân.
6. Cụm Tháp Hòn Ngọc
Địa chỉ: Thượng Yên Công – Uông Bí – Quảng Ninh
Trước khi trở thành một địa danh thì đây là một bãi đất rất rộng có độ cao là 450m so với mực nước biển, khí hậu vô cùng mát mẻ. Hòn Ngọc này là nơi mà các nhà tu hành ở đây xây thành những cụm tháp vào cuồi thời Lê, với thiết kế là 4 ngọn tháp đá và gạch, ba ngọn tháp còn nguyên vẹn và một tháp gạch nữa. Đến đây bạn sẽ được tận hưởng những luồng gió đem lại cho mình một sức sống mãnh liệt.
7. Khu Tháp Tổ
Địa chỉ: Thượng Yên Công – Uông Bí – Quảng Ninh
Khi bạn đã tham quan được tháp Hòn Ngọc di chuyển lên tầm 400m sẽ đến được vườn Tháp Tổ. Đây là một khu vườn có rất nhiều sức hút đối với khách du lịch khi nhắc đến Yên Tử. Bước vào giữa khu vườn bạn sẽ thấy ngay tháp Huệ Quang. Đây chính là nơi xá lỵ của Đức Điều Ngự Giác Hoàng Trúc Lâm. Điểm đặc trưng ở đây chính là những bức tường đều được xây bằng gạch và làm bằng ngói mũi hài.
8. Chùa Một Mái
Địa chỉ: xã Thượng Yên Công – Uông Bí – Quảng Ninh
Nằm ẩn mình bên trong hang núi với vị trí cao ngang lưng trời chỉ để lộ một phân của mái chùa ra ngoài nên mọi người gọi đây là chùa Một Mái. Bước đến ngôi chùa này bạn sẽ cảm tháy vô cùng tĩnh lặng, yên bình khác với cảnh trần tục. Đây là nơi mà vui Trần Nhân Tông hay đến để đọc sách, làm kinh. Ngày này những quyển sách, quyển kinh được lưu giữ ở đây rất nhiều.
9. Am Ngự Dược – Am Thung
Địa chỉ: Thương Yên Công – Uông Bí – Quảng Ninh
Am Ngự Dược là nơi chế tạo thuốc còn Am Thung chính là nơi sản xuất thuốc. Hầu hết tất cả các loại thuốc được hái từ trên núi Yên Tử và chế biến thành những loại thuốc quý chữa trị tự nhiên. Nhà vua đã sử dụng để chữa cho các vị tu hành trong chùa mà còn đem phát cho dân để mọi người có thể chữa trị những căn bệnh từ thuốc nhà vua ban tặng.
10. Chùa Bảo Sái
Địa chỉ: Thượng Yên Công – Uông Bí – Quảng Ninh
Chùa Bảo Sái trước đây chỉ là một cái am thông thường về sau Bảo Sái di chuyển về đây để tu hành nên đã đặt tên cho ngôi chùa như vậy. Nơi này chính là nơi làm việc của ông cũng như là nơi viết sách đào tạo đệ tử về sau.
11. Chùa Vân Tiêu
Địa chỉ: Thượng Yên Công – Uông Bí – Quảng Ninh
Đến với ngôi chùa này du khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh chùa Giải Oan và toàn cảnh thành phố. Bạn sẽ bắt gặp hình ảnh dòng suối Bạch Đằng chảy dài như một tấm lụa đào trải dài . Chùa Vân Tiêu có địa hình vị trí vô cùng thuận lợi nên vua Trần Nhân Tông chọn đây là nơi lập am thất.
12. Chùa Đồng
Địa chỉ: thôn Nam Mẫu – Thượng Yên Công – Uông Bí – Quảng Ninh
Từ lúc nhà vua Trần Nhân Tông lên đây tu hành đây chỉ là một nơi có một hờn đá lớn hình vuông và đây được xem là đỉnh của núi Yên Tử nhà vua lựa chọn đây là nơi thiền định. Về sau vào thời nhà Lê nhận được công đức của vợ chúa Trình nơi này được xây dựng thành một ngôi chùa có cảnh quanh đẹp nhất ở Yên Tử. Vào năm 2007 thì ngôi chùa này được tu sửa lại và đã hoàn thiện mới hơn.
13. Rừng Quốc Gia Yên Tử
Địa chỉ: địa bàn 02 – Thượng công Yên – Phương Đông – Uông Bí – Quảng Ninh
Với tổng diện tích hơn 3000ha rừng quốc gia Yên Tử đã bao trọn hết cả núi Yên Tử. Đến với khu rừng này bạn sẽ trải nghiệm được khí hậu ở đây sẽ được phân ra hai vùng tùy thuộc vào độ cao của khu rừng.
Từ dưới 650m trở xuống bạn sẽ cảm nhận khí hậu của rừng nhiệt đới với số lượng thực vật đa dạng. Từ 650m trở lên bạn sẽ cảm nahạn được cái ẩm ướt, se lạnh may mù che kín của khí hậu rừng á nhiệt đới.
14. Rừng Trúc
Nằm ngay bên cạnh Đường Tùng có một khu rừng trúc. Từ dưới chân núi Yên Tử đến đỉnh núi chủa yếu là những hàng trúc tươi xanh. Những hàng trúc mọc thẳng đứng hướng cao lên trời, xen vào lẫn nhau như thể hiện một tinh thần đoàn kết dân tộc có một sức sống trường tồn.
Được gọi là trúc lâm vbởi từ xưa có câu chuyện Tịnh xá Trức Lâm chính là nơi mà Đức Phật Thích Ca thuyết giảng pháp, Trần Nhân Tông được đặt biệt hiệu là Trúc Lâm Đại Sỹ và sau này nhà vua đã đặt tên cho thiền phái của mình là trúc lâm
15. Am Lò Rèn
Nằm cách chùa Giải Oan khoảng 1km du khách đi theo hướng đi hành hương chừng 30m bạn sẽ đến Am lò Rèn. Đây là nơi để chế tạo ra những vật dụng như cuốc, xẻng, dao, kéo và chế tạo ra những đồ dùng phục vụ cho việc trồng trọt. Đến đây bạn sẽ vô cùng ngỡ ngàng bơi nơi này còn lưu lại những điều vô cùng thú vị và mô phỏng cuộc sống của các Thiền sư và Phật tử.
16. Đường Tùng
Đường Tùng chính là đoạn đường đi lên cõi Phật với đặc điểm vô cùng độc đáo hai bên đường đều là những hàng cây tùng sống lâu năm, có cây đã trở thành loại cây cổ thụ. Trên đoạn đường này bạn sẽ được hòa mình cũng với thiên nhiên sự trong lành của đất trời. Nơi này còn tượng trưng cho một sức sống tươi trẻ, chính trực. Đây là môttj tài sản vô cùng quý giá trong nền lịch sử dân tộc Việt Nam.
17. Cổng trời bia Phật
Qua bao lần thay đổi địa chất những tảng đá bỗng hóa thành những chú rùa thiên đang chầu về đỉnh núi linh thiên Yên Tử. Đặc điểm của những tảng đá này đều có những con ốc, con sò đã dần hóa thạch.
Người ta gọi đây là cổng trời bia Phật bởi chính vì lúc đi lên cổng trời có xuất hiện một mặt đá giống như một chiếc oản dâng lên cung Phật. Người dân gọi đây là Bia Phật. Trước mặt tảng đá có dòng chữ Hán tuy nhiên đã mờ nhưng chỉ còn duy nhất một chữ Phật.
18. Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông
Để tưởng niệm ghi nhớ công đức của chính nhà vua Trần Nhân Tông toàn dân tộc và đạo pháp đã cho xây dựng một bức tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Để đúc đượng tượng phật này người ta sử dụng những khối đồng nguyên chất cao và lớn. Tượng này được đặt ở một vị trí vô cùng cáo cách mực nước biển là 1.100m.
19. Tượng An Kỳ Sinh
Tượng An Kỳ Sinh chính là một tẳng đá tự nhiên có hình dáng như một vị tu sĩ chấp tay cung kính trong bộ áo dài. Nơi này chính là nơi để tỏ lòng biết ơn tôn kính An Tử – một đạo sĩ chế tạo ra nhiều phương thuốc để chữa bệnh cho nhân dân.
Tây Yên Tử – Nét bí ẩn tại Đông Triều Quảng Ninh
Nét đẹp bí ẩn của Đông Triều được nói đến đây chính là khu di tích nhà Trần. Nơi này có rất nhiều di tích văn hóa, lịch sử ở các thời kỳ. Nổi tiếng là những lăng mộ, chùa, đền, am và còn có những kiến trúc vô cùng độc đáo ẩn chứa bên trong là một kho tàng dữ liệu với chữ Hán Nôm như văn bia, đại tự, sắc phong,… Một số địa điểm tiêu biểu khi nhắc đến nơi này đo chính là
1. Am Ngọa Vân
Địa chỉ: thôn Tây Sơn, xã Bình Khê, thị xã Đông Triêu, tỉnh Quảng Ninh
Vào thời Trần, vua Trần Nhân Tông đặt chân đến khu rừng này và bắt đầu những ngày tháng tu hành. Ngài đã tu sửa lại một cái am ngay đó để tu thiền và các tu sĩ về sau cũng tiếp nối nhay xây dựng một cách hoàn thiện và đặt tên là Am Ngọa Vân
Nghe đến cái tên Ngọa Vân chắc chắn rằng ai cũng hiểu là nó nằm bên trong mây. Nằm trên núi Bảo Đài có độ cao hơn 700m so với mực nước biển. Xung quanh ở đây có thảm thực vật đa dạng nên quanh năm thu hút được nhiều người đến đây để check in sống ảo
2. Chùa Quỳnh Lâm
Địa chỉ: Xã Tràng An, thị xã Đông Triều, Quảng Ninh
Được xây dựng trên một ngọn đồi tương đối thấp theo hướng vòng cung kéo từ Yên Tử đi xuống xung quanh được che chở bởi núi rừng. Ngôi chùa này nằm ở giữa như một viên ngọc quý giữa chốn núi rừng nên được mọi người đặt tên là chùa Quỳnh Lâm dịch theo tiếng Hán Việt là viên ngọc đỏ ở giữa rừng.
Đến với chùa Quỳnh Lâm bạn sẽ được khám phá những điều hay ở Phật Giáo bởi đây là một trung tâm có rất nhiều nét độc đáo. Ngôi chùa này làm chủ Phật giáo từ những năm 1317, trở thành một trung tâm đào tạo lớn nhất của Thiền phái Trúc Lâm.
3. Lăng Tự Phúc
Địa chỉ: thôn Trái Lốc – Xã An Sinh – thị xã Đông Triều – Quảng Ninh
Đây là một nơi mà được rất nhiều du khách kính trọng bởi lẻ nơi này thờ hai vị vua đó chính là vua Trần Thái Tông và Trần Thánh Tông. Lăng này vô cùng ý nghĩa bởi cái tên của nó, là nơi mang lại những điều tốt lành cho tất cả mọi người.
4. Lăng Đồng Thái
Đây là lăng để thờ tự vị vua Trần Anh Tông là nhà vua thứu tư của nhà Trần và vợ ông là Thuận Thánh Bảo Từ. Được đặt cái tên là lăng Đồng Thái bởi vì Lăng này được thiết kế xây dựng tại Đồng Thái.
5. Lăng Đồng Mục
Lăng Mộc Đức là một địa danh tham quan được lấy tên từ cứ Đồng Mục và được xây dựng tại đó. Nơi này có nhiều kiến trúc độc đáo và là nơi thờ tự vua Trần Minh Tông một vị vua thứ 5 vào thười nhà Trần.
6. An Lăng
Là một lăng tẩm với cái tên vô cùng ý nghĩa đó chính là cầu mong sự an lành bình yên An Lăng đã để lại cho du khách nhiều ấn tượng. Lăng này được xây dựng ở xứa Ngải Sơn – An Sinh nên người ta đã gộp lại và lấy cái tên dễ đọc hay còn gọi là Ngải Sơn Lăng hoặc Ngải Lăng. Lang này dùng để thợ vị vua thứ 6 của nhà Trần đó là vua Trần Hiến Tông.
7. Phụ Lăng
Địa chỉ: Xóm Mới – thôn Bãi Dài – xã An Sinh – thị xã Đông Triều – Quảng Ninh
Phụ Lăng có tên gọi khác là Phụ Sơn Lăng. Nơi này chính là lăng của vị vua thứ 7 thời nhà Trần đó là vua Trần Dụ Tông. Lăng mộ này được xây dựng ở xứ gò Phụ cho nên người ta đã lấy đó làm cái tên cho địa danh này.
8. Nguyên Lăng
Địa chỉ: Xã Đốc Trại – thị xã Đông Triều – Quảng Ninh
Đây là lăng mộ của vua Trần Nghệ Tông vị vua thứ 8 của nhà Trần. Nguyên lăng có nghĩa là gốc tích và đây được xem như là để ghi nhớ lại sự khôi phục của nhà Trần. Hay còn có một tên gọi khác đó chính là Chiêu Lăng đó cũng là một trong những ám chỉ về sự tính sai của vua Trần Nghệ Tông đã tin vào Hồ Quý Ly hoàn toàn nên nhà trần mới sụp đổ một cách hoàn toàn.
9. Đền An Sinh
Địa chỉ: xã An Sinh – thị xã Đông Triều – Quảng Ninh
Vào thế kỉ XIV, Đền An Sinh được đưa vào xây dựng. Ngôi đền này vô cùng tâm linh là nơi thờ tự 5 vị hoàng đế thời nhà Trần đó chính là: Trần Anh Tông, Trần Minh Thông, Trần Dụ Tông, Trần Nghệ Tông và Khâm minh Thánh vũ hiển đạo An Sinh. Được xây dựng tại An Sinh nên người dân ở đây đã đưa tên xã cho địa danh này luôn.
10. Đền Thái
Địa chỉ: Trại Lốc – xã An Sinh – thị xã Đông Triều – Quảng Ninh
Đây là một ngôi đền được xây dựng từ lúc có nhà Trần vì thế nơi này chủ yêu là để thờ các vị đầu tiên của thời Trần. Mọi người xung quanh gọi đây là đến Thái. Về sau chuyển sang thời Nguyễn thì bị hỏng cho nên mọi người dân làng đã tu sửa ngôi đền này và còn đặt một cái tên khách là Đốc Trại.
11. Am Cỏ
Địa chỉ: tả ngạn suối Phủ Am Trà – Trại Lốc – An Sinh – Đông Triều – Quảng Ninh
Đây là nơi ở của vợ vua Trần Minh Tông, lúc chồng mất bà đã rời bỏ xứ kinh thành và trở về đây xây dựng Am Cỏ. Vì đến thái Lăng vô cùng tiện nên bà đã quyết định sinh sông và thờ tự và chăm lo cho lăng mộ của chồng. Vào mùa thu năm 1330 thì bã mất nơi này hiện tại chỉ còn lại những dấu tích nền móng.
12. Chùa Trung Tiết
Địa chỉ: thôn Nghĩa Hưng – An Sinh – Đông Triều – Quảng Ninh
Chùa Trung Tiết là ngôi chùa tượng trung cho sự tranh thanh của hai vị bề tôi của vua Trân Anh Tông. Để ghi nhớ lòng trung thanh của Đặng Tảo và Lê Chung nhà vua đã lập đền thờ riêng cho hai người này. Đây cũng là nơi mà nhiều người đến để dâng cúng cho hai vị này.
13. Chùa Hồ Thiên
Địa chỉ: Xã Bình Khê – Đông Triều – Quảng Ninh
Chùa Hồ Thiên chính là nơi tu hành củ các vị vua nhà Trần. Trước khi đến đây thì các tang ni phải kết thúc khóa học tại chùa Quỳnh Lâm. Được xây dựng ở độ cao 600m nằm ở phía nam của núi Phật Sơn chúng ta có thể bắt trọn được toàn cảnh ở đây. Đặc biệt đến đây bạn sẽ chiêm ngưỡng một hồ sen vô cùng rộng lớn.
14. Chùa Ngọc Thanh
Địa chỉ: bàn núi Ngọc Thanh – Đạm Thủy – Thùy An – Đông Triều Quảng Ninh
Ngôi chùa này được xây dựng vào đời vua Trần Giản Hoàng, không chỉ đơn thuần là một ngôi chùa mà còn có cả đạo quán. Về sau đạo quán không phát triển nữa nên chỉ còn mỗi chùa Ngọc Thanh.
Kinh nghiệm hành hương Yên Tử từ Bắc Giang
Theo hướng sườn Tây của núi Yên Tử thuộc tinh Bắc Giang người ta gọi đây chính là Tây Yên Tử. Đến đây bạn sẽ vô cùng bất ngờ trước vẻ đẹp thiên nhiên ban tặng, với không gian toàn cảnh đẹp và đầy trữ tình không những thế mà còn là nơi có rất nheièu nét độc đáo về văn hóa. Nơi này lưu lại rất nhiều lịch sử cũng như là hệ thống tượng Phật rất có giá trị.
1. Di tích – Thắng cảnh Suối Mỡ
Địa chỉ: xã Nghĩa Phương – Lục Nam – Bắc Giang
Suối Mỡ là cái tên của một dòng suối vô cùng nổi tiếng, nó được chảy từ Đá Vách và Hồ Chuối theo dòng chảy xuống Huyền Đinh – Yên Tử. Chính vì thế nên đã có rất nhiều dòng thác và các khu tắm suối tự nhiên. Không những thế mà dòng suối này còn chảy qua đên Thượng, đền Trung, đền Hạ Long.
Không những thế đây còn là một trong những dòng snước Vàng có rất nhiều danh lam thắng cảnh mà nó đi qua. Là một nơi mà chắc chắn rằng nhiều du khách sẽ đến để lựa chọn tham quan.
2. Khu bảo tồn thiên nhiên
Địa chỉ: huyện Lục Nam – Sơn Động – Bắc Giang
Vị trí của khu bảo tồn thiên nhiên này nằm ngay sườn Tây núi Yên Tử nên diện tích rừng ở đây cũng vô cùng rộng nơi. Đây là một khu rừng lớn nhất ở Bắc Giang với thảm thực động vật trải dài. Và người ta nói rằng đây là lá phổi xanh của tỉnh Quảng Ninh.
Được các nhà khoa học đánh giá rất cao bởi khu bảo tồn thiên nhiên này đóng vai trò vô cùng quan trọng cho việc điều hòa khí hậu. ngoài ra còn mang giá trị đa dạng về cácc cảnh quan thiên nhiên như thác Ba Tia, bãi Đá Rạn, Hồ Tiêu,…
3. Chùa Vĩnh Nghiêm
Địa chỉ: Quốc Khánh – Trí Yên – Yên Dũng – Bắc Giang
Đây là một ngôi chùa nổi bật nhất trong lịch sử Phật Giáo, nơi này lưu giữ lại các di sản Hán Nôm. Được xây dựng vào thời Lý nên kiến trúc cũng vô cùng độc đáo tuy nhiên vẫn còn sơ sài một vái nét.
Khi vào thời vua Trần đã được tu sửa và biết được nhiều điều mới lạ hơn. Chùa Vĩnh Nghiêm vô cùng ý nghĩa, đóng vai trò thiết yếu và là nơi được người dân ở đây tôn vinh. Đây đươc xem là chùa tổ để những người con của Phật thừa kế bằng tâm, đạo hanh tốt phát huy.
4. Chùa Am Vãi
Địa chỉ: xã Nam Dương – Lục Nam – Bắc Giang
Đây là một ngôi chùa có vị trí vô cùng thuận lợi cho du lịch Yên Tử. Đến đây bạn sẽ được ngắm toàn cảnh thiên nhiên núi rừng vô cùng tuyệt mĩ. Vời lúc nên Phật giáo Việt Nam phát triển thi Chùa Am Vãi đã trở thanh một hệ thống chùa tháp phát triển mạnh nhất cho du lịch sườn Tây Yên Tử
5. Các địa điểm du lịch tham quan khác
Không chỉ là những địa điểm tham quan nổi tiếng trên mà khu di tích thắng cảnh Tây Yên Tử còn có những địa điểm nổi tiếng với nhiều nét nổi bật của thời nhà Trần như Chùa Non, Chùa Bình Long, Vũng Tròn, Khe Rỗ,…
hành hương về Yên Tử nghỉ ở đâu ?
Đến với Yên Tử chủ yếu là chốn hành hương của rất nhiều Phật Tử rất đông và nhu cầu tìm nơi nghĩ ngơi cũng được rất nhiều sự quan tâm du khách. Dưới đây là top 5 địa chỉ nghỉ ngơi được nhiều du khách lựa chọn.
1. Legacy Yên Tử MGallery
Địa chỉ: Thương Yên Công – Uông Bí – Quảng Ninh
Đây là một hệ thống resort đạt chuẩn 5 sao ở Quảng Ninh. Đây là một nơi được thiết kế vô cùng hiện đại và phù hợp cho những chuyến hành hương của bạn. Đến đây bạn sẽ được tận hưởng được những giây phút tuyệt vời cho chuyến đi của mình.
2. Sky Hotel
Địa chỉ: 394 Quang Trung – Yên Tử
Nằm ngay trung tâm thành phố Uông Bí, Sky hotel có một vị trí vô cùng thuận tiện để bạn di chuyển đến núi Yên Tử. Không những thế mà ở đây cũng vô cùng hiện đại, nhân viên phục vụ vô cùng chuyên nghiệp nhiệt tình hỗ trợ du khách. Đây là một nơi có giá cả vô cùng hợp lý nên du khách có thể đến đây để nghỉ ngơi.
3. Khách sạn nhà hàng Ngọc Hải Yên Tử
4. Nhà hàng khách sạn Thái Huyền
Địa chỉ: Ngã Tư Nam Mẫu Yên Tử
là khách sạn giá rẻ, uy tín tại YÊN TỬ được khách hàng trên địa bàn YÊN TỬ cũng như khách du lịch đánh giá cao về chất lượng cũng như phong cách phục vụ.
Là điểm đến yêu thích của những khách hay đi du lịch. Đồ ăn rẻ và ngon
5. Lodge làng hành hương Yên Tử
Địa chỉ: Thượng Yên Công – Uông Bí – Quảng Ninh
Với vị trí ngay dưới chân núi Yên Tử nếu các bạn lựa chọn đây là nơi để hành hương thì vô cùng thuận tiện. Đến đây bạn sẽ được trải nghiệm những điều mới mẻ, kiến trúc vô cùng độc đáo. Với qui trình xây dựng theo mô phòng những ngôi nhà cổ rất mới lạ.
Zalo đặt phòng khách sạn : 0902221886
Yên Tử – có quà gì để mua ?
Canh gà rượu bầu
Đây là một món ăn được chế biên theo dân tộc Dao Thanh được bán xung quanh dưới chân núi Yên Tử. Món canh này vô cùng ngon và có mùi vị đặc trưng riêng biệt, mùi thơm của gừng vị ngọt từ gà và cách chế biến riêng biệt. Chính vì thế mỗi du khách đến đây đều phải nếm qua món này.
Rượu mơ
Mơ là một loại đặc sản nổi tiếng khi nhắc đến Yên Tử, loại trái cây này rất tốt cho sức khỏe. Ở đây người ta dùng loại quả này để ngâm chung với rượu gạo và tạo thành một loại rượu đặc trưng của vùng miền này. Đây là một món đặc sản Quảng Ninh được nhiều người lựa chọn để làm quà khi đặt chân du lịch Yên Tử
Trầu một lá
Trầu một lá là một loại thuốc tự nhiên dùng để chữa vết thương ngoài da bằng cách ngâm rượu. đây là một loại cây trầu 1 lá chỉ có ở Yên Tử là một trong 3 loại thuốc chữa trị tự nhiên. Không những chữa trị ngoài da mà còn giảm đau nhứt xương khớp. Nếu bạn lựa chọn đây là món quà mà bạn muốn mua về tặng cho bạn bè thì vô cùng tuyệt vời.
Chè lam
Nhiều bạn sẽ nghĩ món chè sẽ được chế biến để ăn liền tuy nhiên chè lam ở Yên tử vô cùng đặc biệt nhé nó như một loại bánh dẻo. Món này được chế biến từ bột nếp cùng với khoai gừng đậu phộng vị ngọt thanh của đường đen. Đây cũng chính là một món ăn vô cùng độc đáo để bạn lựa chọn mua về làm quà cho người thân
Măng trúc tươi
Trúc chính là loại cây được trồng nhiều ở Yên tử, hàng năm cây này phải chịu nhiều tác động từ môi trường như mưa gió bão nhưng thân cây vẫn mềm. Nhiều người đã cắt lấy phần măng mềm đó để chế biến thức ăn vô cùng ngon và ngọt. Đây là một món quà tự nhiên ban tặng chũng chính là một món quà vo cùng ý nghĩa khi nhắc đến Yên Tử
Rau dớn
Nghe cái tên cũng khá là xa lạ nhưng đây chính là một loại rau đặc sản ở Núi Yên Tử. Với màu lá xanh rờn, hơi nhớt nhưng ăn vào có vị ngọt mát vô cùng. Loại cây này mọc quanh năm nhưng đặc biệ vào mùa mưa thì loại cây này phát triển mạnh hơn giòn hơn ngon hơn. Rau dớn này thường chỉ dùng để chế biến gỏi nộm hoặc xào không.
Yên Tử 2 ngày 1 đêm
Để có được những trải nghiệm trọn vẹn khi bạn muốn tham quan Núi Yên Tử hơn thì dưới đây mình sẽ gợi ý cho các bạn lịch trình hành hương Yên Tử vô cùng tiết kiệm nhé. Thông thường mình sẽ đi 2 ngày 1 đêm nhé.
Hành trình đi Tây Yên Tử
Ngày 1: Hà Nội – Am Ngọa Vân
- Di chuyển từ Hà Nội đến Đông Triều
- Tham quan Đền An Sinh
- Bắt đầu hành trình đến với Am Ngọa Vân dọc đường đi bạn sẽ ghé thăm được nhiều địa điểm
- Nghĩ ngơi và ăn tối ở chùa
Ngày 2: Am Ngọa Vân – Trại Lốc
- Xuống núi theo đường Trại Lốc lúc này bạn cũng sẽ tham quan được nhiều đường trên đoạn đường này
- Về Bến Châu lấy xe và trở lại Hà Nội
Hành trình đi Yên Tử
Ngày 1: Hà Nội – Uông Bí
- Di chuyển từ Hà Nội đi Uông Bí
- Tham quan Chùa Ba Vàng
- Ngủ lại dưới chân núi Yên Tử
Ngày 2: Yên Tử – Uông Bí – Hà Nội
- Leo núi Yên Tử tham quan những địa danh trên đoạn đường chinh phục núi Yên Tử
- Trở về bằng cáp treo
- Xuống núi và trở về Hà Nội
Những điều cần lưu ý khi hành hương Yên Tử
Kinh nghiệm du lịch Yên Tử bạn cần lưu ý những điều sau để chuyến đi của các bạn sẽ vui hơn và ghi lại những kỉ niệm đẹp hơn.
Đồ dùng cần mang theo
- Tiền bạc: Bạn chỉ nên đem theo một chút đủ dùng để tránh trường hợp những lúc đông người có kẻ gian móc túi
- Giày dép: Tuyệt đối không được mang dép, giày cao gót. Chỉ nên đi giày phù hợp leo núi bạn có thể thuê giày leo núi dưới chân núi
- Túi xách: Lựa chọn những chiếc balo nhẹ nhàng tránh cồng kềnh
- Trang phục: Đây là nơi linh thiêng nên không được mang đồ phản cảm, áo quần ngay ngắn, mang đồ ấm dễ di chuyển
- Nước: bạn nên sử dụng những chai nước khoáng nhỏ để mang theo dọc đường đi cũng có chỗ bạn tuy nhiên giá cao
- Đồ ăn: để có sức đi thì chúng ta phải lưu ý nên mang theo chút đồ ăn nhẹ để nghỉ ngơi dọc đường ăn một chút
- Gậy: Trợ thủ đắt lực nhất đó chính là những chiếc gậy leo núi bạn có thể mua ngay dưới chân núi
- Đừng quên sạc pin điện thoại và máy ảnh trước khi khởi hành chuyến đi nhé
>>> Lưu ý: Chuyến đi leo núi khá là khó đi nên các bạn chỉ mang những đồ nhẹ. Không nên vứt rác bừa bãi trong thời gian di chuyển nhé
Đi lễ trên núi Yên Tử cần những gì
- Là nơi thờ cúng tôn vinh Phật bạn nên lựa chọn những đồ lễ là món ăn ngọt, hoa quả, bánh kẹo,..
- Không được dâng đồ cúng mặn, đồ sống
- Chuẩn bị hương hoa, quả tươi ngon, quan trọng là tâm thành kính
- Không nên lựa chọn các loại hoa dại nên lựa chọn những loại hoa như cúc, huê, sen,…
- Không được để tiền vàng âm phủ trên mâm cúng lễ Phật
- Nên bỏ tiền công đức dù ít nheièu khi bạn muốn hương lộc
Trên đây là kinh nghiệm hành hương về đỉnh thiêng Yên Tử năm 2021. Hy vọng sẽ mang lại cho quý bạn những thông tin hữu ích cho chuyến đi hành hương chinh phục chốn Phật Tổ linh thiêng ở Việt Nam. Đừng quên lưu lại những kỉ niệm đáng nhớ khi bạn đến đây nhé. Chúc các bạn có những trải nghiệm tuyệt vời khi đi du lịch Yên Tử nhé.