Đi lễ chùa đầu năm là tập tục truyền thống của người Việt Nam. Qua nhiều thế hệ, tập tục đó đang dần bị hiểu sai, làm mất đi nét đẹp vốn có. Cùng tìm hiểu thêm về phong tục này sao cho đúng với truyền thống để chuẩn bị cho dịp lễ chùa đầu năm 2021 này.
Nội dung
1. Có nên đi lễ chùa đầu năm hay không?
Lễ chùa đầu năm là phong tục của người Việt đẹp từ lâu đời. Đây trở thành nét đẹp văn hòa mỗi dịp tết đến xuân về. Người Việt xưa thường đi tết vào sáng sớm mùng 1 với mong muốn cầu may mắn cho gia đình. Mỗi độ xuân về, dù có hòa mình vào không khí lễ tết đến đâu họ cũng không quên lên chùa thắp nhang.
Chạm cửa thiền cầu may mắn. Người dân đi chùa xin lộc đầu năm để cầu mong được khỏe mạnh, gia đình no ấm an yên. Người Việt rất có niềm tin vào đức Phật. Thành kính cầu xin ắt sẽ được hưởng lành. Ước nguyện một năm mới an lành cho gia đình và người thân cũng sẽ được phù hộ.
Không chỉ đi lễ và xin chữ cầu bình an, người dân ta còn xem cửa chùa đất Phật là chốn bình yên, thanh tịnh. Sau 365 ngày bôn ba vất vả đây là thời điểm để thanh tịnh tâm hồn, gạt bỏ những muộn phiền lo âu của năm cũ. Tại đây không còn chen lấn xô bồ, chỉ có những thành tâm. Mùi khói nhang, màu sắc rực rỡ của đèn hòa cùng không gian chốn linh thiên sẽ làm lòng người trở nên nhẹ nhàng, thanh thản.
2.Kinh nghiệm đi lễ chùa đầu năm
Để chuyến đi suôn sẻ, mang nhiều may mắn bạn nên tham khảo một số kinh nghiệm đi lễ chùa ngày đầu năm dưới đây:
2.1. Thời điểm thích hợp để đi lễ đầu năm
Theo phong tục xưa của người Việt, việc đi chùa vào mùng 1 tết, hoặc ngay trong đêm giao thừa là để cầu may cho cả năm tới, đi để rước lộc về nhà. Tùy theo hoàn cảnh của từng người mà có thể đi lễ chùa càng sớm càng tốt. Nếu bạn không thể đi chùa vào ngày đầu tiên năm thì có thể chọn những ngày sau:
- Ngày mùng 2, 3: là lễ đón Hỷ thần (may mắn, hạnh phúc), đón tài thần. Vậy nên, đi chùa vào 2 ngày này sẽ được cầu nhiều tài lộc, tiền bạc dư giả nguyên năm.
- Ngày mùng 4: theo tục lệ là ngày các gia đình đón các vị thần từ thiên đình về hạ giới cai quản một năm. Nếu đi chùa vào ngày này và thành tâm, thì điều bạn mong muốn sẽ được linh ứng và dễ thành hiện thực, đặc biệt những ai muốn cầu tình duyên có thể chọn ngày này.
- Mùng 6: Theo quan niệm của ông bà ta thì mùng 6 là ngày bình an, và mùng 6 năm nay cũng là ngày rất tốt để xuất hành cho các chuyến đi. Vậy nên, đi chùa vào ngày này cầu mong bình an, sức khỏe, gia đạo sẽ rất tốt.
2.2. Trang phục khi lên chùa ngày đầu năm
Theo quan niệm đạo Phật, ở nơi cửa chùa linh thiêng thì sự tôn nghiêm luôn được đưa lên hàng đầu, nên việc lựa chọn trang phục làm sao cho đúng là rất quan trọng. Gợi ý trang phục phù hợp để bạn đi chùa ngày Tết là :
- Áo dài đỏ: được cho là mang lại nhiều may mắn, tôn lên vẻ đẹp đằm thắm của người con gái Việt
- Áo dài nhung: Phù hợp với tiết trời se lạnh
- Áo dài cách tân cho các bạn trẻ nhưng không quá ngắn
- Ngoài ra, nếu thường xuyên đi lên chùa, bạn có thể chuẩn bị luôn một bộ quần áo Phật tử dành riêng cho lễ chùa phù hợp với cả gia đình
Lưu ý: Đi lễ tại các đình thờ bạn cũng có thể lựa chọn các trang phục tương tự như khi lên chùa.
2.3. Chuẩn bị đồ lễ lên chùa, đình sao cho đúng?
Một trong nhưng việc quan trọng bạn không nên quên khi đi lễ đó là chuẩn bị đồ cúng tại các chùa, đình thờ. Tùy vào mỗi trường hợp mà các đồ lễ cũng khác nhau, đặc biệt bạn nên lưu ý đồ lễ khi chuẩn bị lên chùa, và khi vào đình, miếu lại rất khác nhau. Bạn có thể tham khảo một số gợi ý ngay dưới đây.
Đồ lễ ở chùa: Sắm các lễ chay như: Hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè… Đặc biệt, hoa tươi lễ Phật là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… không dùng các loại hoa tạp, hoa dại.
Với đồ lễ ở đình, bạn có thể chọn một trong những lễ sau khi đi lễ ở đình:
- Lễ chay: Gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản… dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát (nếu có). Lễ chay cũng dùng để dâng ban Thánh Mẫu. Trong trường hợp này sắm thêm một số hàng mã để dâng cũng như: tiền, vàng, nón, hia…
- Lễ mặn: Gồm gà, lợn, giò, chả… được làm cẩn thận, nấu chín. Nếu có lễ này thì đặt bàn thờ Ngũ vị quan lớn tức là ban công đồng.
- Lễ đồ sống: Theo lễ thường thì gồm 5 quả trứng vịt sống đặt trong một đĩa muối, gạo, hai quả trứng gà sống đặt trong hai cốc nhỏ, một miếng thịt mồi được khía (không đứt rời) thành năm phần, để sống.Kèm theo lễ này cũng có thêm tiền vàng.
- Cỗ mặn sơn trang: Gồm những đồ đặc sản Việt Nam: cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả… Nếu có gạo nếp cẩm nấu xôi chè thì cũng thuộc vào lễ này. Theo lệ thường, khi sắm lễ mặn sơn trang, người ta thường sắm theo con số 15: 15 con ốc, cua, 15 quả ớt, chanh hoặc có thể chỉ cần 1 quả nhưng được khía ra làm 15 phần…
- Lễ ban thờ cô, thờ cậu: Thường gồm oản, quả, hương hoa, hia, hài, nón, áo… (đồ hàng mã) gương, lược… Nhưng lễ vật này cầu kỳ, nhỏ, đẹp và được bao trong những túi nhỏ xinh xắn, đẹp mắt.
- Lễ thần Thành Hoàng, Thư điền: Thường dùng lễ mặn
2.4. Cách dâng hương lễ trong chùa, đình
Trước ngày dâng hương lễ Phật ở chùa cần chay tịnh trong đời sống sinh hoạt ngày thường: ăn chay, kiêng giới, làm việc thiện… Bạn cũng nên lưu ý khi lễ tại đình chùa có một số khác biệt dưới đây như:
- Cách dâng hương tại chùa
Đi vào chùa nên đi vào cửa Giả quan (bên phải) và đi ra bằng cửa Không quan (bên trái), đồng thời không dẫm lên bậu cửa mà phải bước qua bậu cửa. Mỗi chùa có một kiến trúc, một cách xếp đặt các gian nhà, điện thờ khác nhau. Tuy nhiên, có một cách hành lễ khá cơ bản có thể áp dụng ở các chùa, đó là: từ trái sang phải, thuận theo chiều kim đồng hồ.
Bước vào chùa, việc đầu tiên bạn cần làm là chào Trụ trì và xin phép được đi lễ chùa. Sau đó, bạn bắt đầu hành lễ từ ban thờ Đức Ông rồi đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang rồi làm lễ chư Phật, Bồ Tát. Sau khi đặt lễ chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà bái đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện. Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu).Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tùy tâm công đức
- Cách thắp hương hành lễ tại đình
Theo lệ thường, người ta lễ thần Thổ địa, thủ Đền trước, gọi là lễ trình (lễ cáo Thần linh thổ địa nơi mình dâng lễ). Sau đó người ta sửa sang lễ vật một lần nữa. Mỗi lễ đều được sắp bày ra các mâm và khay chuyên dùng vào việc cúng lễ tại Đình, Đền, Miếu, Phủ. Kế đến là đặt lễ vào các ban (ban cô, ban cậu, ..)
Ban thờ chính của điện được đặt theo hàng dọc, ở gian giữa được thắp hương trước. Các ban thờ hai bên được thắp hương sau khi đã thắp xong hương ban chính ở gian giữa. Khi thắp hương cần dùng số lẻ: 1, 3, 5, 7 nén. Hoá tiền vàng xong mới hạ lễ dâng cúng khác. Khi hạ lễ thì hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính. Riêng các đồ lễ ở bàn thờ Cô, thờ Cậu như gương, lược… thì để nguyên trên bàn thờ hoặc trả nơi đặt bàn thờ này có nơi để riêng thì nên gom vào đó mà không đem về.
2.5. Nên cầu gì khi đi lễ? Văn khấn lễ chùa đầu năm
Theo quan niệm của nhà Phật, Phật chỉ phù hộ an bình, che chở cho con Phật chứ không thể phù hộ đường công, danh, tài, lộc. Vì vậy, khi chúng ta làm lễ cầu tới cửa Phật nên xin được Phật che chở, bảo vệ. Vào đình, đền bạn có thể cầu xin may mắn trong sự nghiệp, tình cảm…
Về Văn khấn đi chùa đầu năm cũng có những quy chuẩn nhất định. Bạn có thể tham khảo những mẫu văn khấn chuẩn nhất của Giáo Hội Phật giáo Việt Nam tại đây.
3. Các địa điểm đi chùa đầu năm
Sau đây xin giới thiệu một số địa điểm đi chùa đầu năm được nhiều người lui tới.
3.1. Các địa điểm ở miền Bắc
Dưới đây là những địa điểm lễ chùa đầu năm tại miền Bắc thiêng nhất. Với các du khách ở Hà Nội hoặc gần thủ đô có thể đến lễ ngay tại các chùa trong nội thành nổi tiếng linh thiêng trong bài viết:
Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử
- Địa chỉ: Nam Mẫu, Uông Bí, Quảng Ninh
- Nhận chỉ đường đến thiền viện Trúc Lâm Yên Tử
- Giá vé: 220.000 vnđ/người (bao gồm cáp treo và xe bus di chuyển)
- Thời gian mở cửa: 5h00 – 21h00
Chùa Yên Tử, Quảng Ninh là một trong những ngôi chùa lớn ở Việt Nam cũng là địa điểm lễ chùa đầu năm lớn nhất miền Bắc nổi tiếng rất linh thiêng. Cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp cùng nhiều lễ hội lớn đầu năm thu hút nhiều lượt khách tham quan.
Dưới đây là một số review khi đi lễ đầu năm tại Yên Tử:
Gợi ý | |
Chuẩn bị đồ lễ | Sắm lễ đi chùa Yên Tử tốt nhất là nên sắm lễ chay: hương trầm, hoa tươi, trái cây chín, xôi,… |
Cách lễ | Đi qua cổng tam quan vào chùa thì nên đi bên cửa phải (Giả quan) và ra bằng cửa trái (Không quan). Cửa trung quan chỉ dành cho Thiên tử, bậc cao tăng, bậc khoa bảng đi vào và ra. Khi đứng khấn vái, không nên đứng thẳng bàn thờ mà nên đứng chếch sang một bên. |
Phù hợp với | Người có sức khỏe tốt, không ngại leo núi. |
Chùa Yên Tử những ngày xuân vô cùng tấp nập. Hàng ngàn người đổ từ mọi nơi trên cả nước về Yên Tử để du xuân. Hành trình viếng thăm Yên Tử bắt đầu từ chùa Trình, đi bộ qua những bậc đá sừng sững đến chùa Giải Oan, vườn tháp Huệ Quang,…và cuối cùng là ngôi chùa Đồng ở vị trí cao nhất.
Ngoài hành hương, tham quan chùa tự túc; các du khách phương xa, các phật tử có thể tham khảo lựa chọn các tour tâm linh đến thiền viện trúc lâm Yên Tử khởi hành dịp lễ Tết như:
Tour Chùa Yên Tử, Thung lũng hoa, Chùa Ba Vàng 2021!
Chùa Bái Đính
- Địa chỉ: xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, Ninh Bình
- Nhận chỉ đường đến chùa Bái Đính
- Giá vé: Tham khảo tại đây
- Thời gian mở cửa: 7h00 – 18h00 (không mở đêm giao thừa)
Chùa Bái Đính địa điểm lễ chùa đầu năm cầu bình an thích hợp đi cùng gia đình tham gia nhiều lễ hội náo nhiệt. Với khung cảnh hùng vĩ, kiến trúc đẹp, bạn có thể chọn đi lễ chùa Bái Đính để thưởng ngoạn không khí tết.
Du khách đến đây có thể tham gia nhiều hoạt động tâm linh ý nghĩa dịp đầu năm mới. Phần lễ bao gồm các nghi lễ tại chùa như nghi thức dâng hương Đức Phật, lễ tế thần Cao Sơn, chầu Thánh Mẫu Thượng Ngàn, tưởng nhớ thánh Nguyễn Minh Không,… Phần hội sẽ có các trò chơi dân gian, thưởng thức chèo, xẩm,…dành cho các gia đình nhiều thế hệ tham gia.
Ngoài ra, đặc biệt nhất trong những ngày đầu năm tại chùa Bái Đính là lễ hội hoa mùa xuân. Người người tấp nập kéo về đây để check in, lưu lại những hình ảnh đẹp. Xuân 2021 này hãy tranh thủ ghé Bái Đính dâng hương và tham quan ngắm cảnh nhé.
Tham khảo Kinh nghiệm tham quan chùa Bái Đính dành cho các tôn ni phật tử
- Địa chỉ: Uông Bí, Quảng Ninh
- Nhận chỉ đường đến chùa Ba Vàng
- Giá vé: miễn phí
- Giờ mở cửa: 8h00 – 18h00 (giao thừa mở đến 21h00)
Chùa Bà Vàng còn có tên gọi khác là Bảo Quang Tự. Vào khoảng đầu xuân, ngay từ những ngày đầu tháng Giêng, chùa Ba Vàng đã bắt đầu khai hội. Nhân viên từ thập phương bắt đầu đổ về đây dâng nén hương lên Phật cầu mong những điều tốt đẹp may mắn đến với mình và gia đình. Thời điểm này chùa khá nhộn nhịp đông đúc, do đó để có chuyến đi trọn vẹn bàn cần có kế hoạch cụ thể.
Đến chùa Ba Vàng ngoài dâng hương, tham gia lễ hội du khách thập phương còn cơ hội được chiêm ngưỡng một không gian cảnh quan thanh tịnh vô cùng. Kiến trúc thời xưa được giữ lại trọn vẹn qua bao năm tháng. Kết hợp cùng cảnh quan xung quanh tạo nên một bức tranh thiên nhiên hài hòa bắt mắt.
Chùa Tam Chúc
- Địa chỉ: Ba Sao, Kim Bảng, Hà Nam
- Nhận chỉ đường đến chùa Tam Chúc
- Giá vé: 60.000 vnđ/người
- Giờ mở cửa: 7h00 – 19h00
Chùa Tam Chúc là ngôi chùa lớn nhất tại Hà Nam, đang trong quá trình hoàn thiện nhưng vẫn là điểm đến thu hút khách du lịch dịp đầu năm. Đi vào dịp Tết bạn sẽ có cơ hội tham gia đại lễ với nhiều đoàn đại biểu từ nhiều quốc gia trên thế giới. Văn hoá Phật giáo thập phương hội nhập làm một mà không phải lúc nào bạn cũng có dịp chứng kiến.
Toàn cảnh quần thể chùa Tam Chúc gợi lên cảm giác thanh tao, thoát tục với lối kiến trúc cổ kính. Khách tìm về đây thưởng ngoạn cảnh quan còn nhiều hơn cầu may mắn. Đến đây bạn chắc chắn sẽ lưu lại được những bức hình tuyệt vời.
Chùa Hương – Hà Nội
- Địa chỉ: Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội.
- Nhận chỉ đường đến chùa Hương
- Giá vé: 130.000 vnđ (vé thắng cảnh và đò thuyền)
- Giờ mở cửa: 7h00 – 18h00 (Giao thừa mở cửa qua đêm)
Chùa Hương là chùa mà người miền Bắc đi nhiều nhất vào dịp Tết. Ngôi chùa nằm sâu trong núi, ẩn hiện trong mây. Đi vào dịp Tết có hội Hương thì thuyền đi qua chùa san sát cả một đoạn suối. Đường trèo lên động có khi còn tắc, chờ nhau mà đi.
Đi chùa Hương bạn sẽ được thưởng thức cảnh thiên nhiên tuyệt trần. Động Hương Tích nằm ở độ cao hơn 900m được mệnh danh là Nam Thiên đệ nhất động. Quần thể chùa độc đáo bao gồm: chùa Thanh Sơn,chùa Long Vân, chùa Giải Oan,… Hành lễ chùa Hương thiêng lắm. Đã cất công đi chùa Hương đầu năm cũng đừng quên cầu may mắn an yên cho gia đình.
3.2 Các địa điểm ở miền Trung
Chùa Linh Ứng Đà Nẵng
- Địa chỉ: Bãi Bụt, bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng
- Nhận chỉ đường đến chùa Linh Ứng Bãi Bụt
- Giá vé: miễn phí
- Giờ mở cửa: 7h00 – 18h00 (Giao thừa không mở cửa, mở cửa sớm sáng mùng 1)
Có tới 3 ngôi chùa Linh Ứng Đà Nẵng đều là địa điểm lễ chùa đầu năm được nhiều người dân miền Trung đến cầu. Đây là một quần thể nhiều hạng mục bao gồm: chánh điện, nhà tổ, giảng đường, tăng đường và thư viện,…
Dù là dịp đầu năm nhưng chùa Linh Ứng cũng không quá đông. Bạn đến lễ chùa vào thời điểm này vẫn cảm nhận được không khí an yên, thanh tịnh hiếm tìm thấy ở các ngôi chùa Việt ngày Tết. Đến chùa dịp này bạn ngoài thắp nhang cầu lộc thì có thể xin xăm, xin quẻ, thăm thú cảnh quan.
Dưới đây là một số review chi tiết về đi lễ đầu năm ở chùa Linh Ứng Bãi Bụt:
Review chi tiết | |
Đồ lễ | Đồ chay nhẹ nhàng, gọn gàng vì quãng đường di chuyển khá xa |
Cách lễ | Lễ từ chánh điện rồi mới đến các ban khác. |
Phù hợp với | Ngươi thích sự an yên, thanh tịnh. |
Linh Ứng mùa xuân như một nơi để tìm về cho lòng thanh thản sau một năm bộn bề.
Chùa Thiên Mụ Huế
- Địa chỉ: đường Nguyễn Phúc Nguyên, Hương Hòa, thành Phố Huế
- Nhận chỉ đường đến chùa Thiên Mụ
- Giá vé: miễn phí
- Giờ mở cửa: 7h00 – 18h00 (không mở cửa đêm giao thừa)
Chùa Thiên Mụ còn có tên gọi khác là Linh Mụ. Trải qua nhiều đợt trùng tu lớn nhỏ, ngoài các công trình kiến trúc quen thuộc như tháp Phước Duyên, điện Đại Hùng, điện Quang,…Chùa Thiên Mụ ngày nay còn là nơi có nhiều cổ vật quý giá có giá trị về mặt lịch sử và nghệ thuật.
Thiên Mụ ngày xuân trang trí đơn giản. Chút mai chút đào với khay trái cây trên ban thờ. Hoa cúc trồng trong chậu xếp dài lối đi vào chánh điện. Người đi lễ cũng không quá đông đúc. Đa phần là người dân địa phương, có cả người già, cả trẻ nhỏ. Thiên Mụ là nơi thiêng liêng mà người Huế luôn cùng cả gia đình đi lễ đầu năm.
Tham khảo một số review về đi lễ chùa đầu năm ở chùa Thiên Mụ:
Gợi ý | |
Đồ lễ | Đồ lễ đơn giản, chủ yếu la đồ chay, không dùng vãng mã. |
Cách lễ | Du khách chỉ thắp hương ngoài điện, chỉ thắp hương ở chánh điện khi nhà sư gõ chuông. |
Phù hợp với | Người thích sự đơn giản, thành tâm khấn phật. |
Du khách đến chỉ tham quan và thắp hương ngoài điện vì trong chánh điện nhà sư khuyến cáo không nên thắp hương nhiều tránh hỏa hoạn. Sau khi khấn xong có thể đi dạo trong khuôn viên tham quan và chụp ảnh.
Chùa Từ Đàm Huế
- Địa chỉ: số 1 Sư Liễu Quán, Trường An, thành phố Huế
- Nhận chỉ đường đến chùa Từ Đàm
- Giá vé: miễn phí
- Giờ mở cửa: 8h00 – 21h00 (đêm giao thờ có mở cửa)
Chùa Từ Đàm là ngôi chùa có lượng đệ tử nhiều nhất hiện nay, trụ sở của Giáo hội Phật giáo tỉnh thừa thiên Huế. Từ Đàm trong tiếng Hán có ý nghĩa tốt đẹp là mây lành. Ý nghĩa lớn hơn đó là Đức Phật như mây lành mang bóng mây che trở cho nhân gian. Vì vậy, mỗi dịp xuân về người dân thường đến chùa để cầu mong Đức Phật che trở.
Dưới đây là một số review chi tiết khi đi lễ ở chùa Từ Đàm:
Thông tin | Review chi tiết |
Đồ lễ | Chuẩn bị đơn giản, không chuẩn bị đồ mặn. |
Cách lễ | Xếp hàng ngay ngắn, không chen lấn khi hành lễ ở chính điện. Các khu vực khác có thể hành lễ tự do. |
Đối tượng phù hợp | Người theo Phật, Phật tử. |
Chùa có lối kiến trúc lạ mắt, kết hợp giữa những đường nét nghệ thuật truyền thống và hiện đại. Ngày Tết chùa Từ Đàm được trang trí càng thêm kĩ lưỡng. Khuôn viên rộng rãi quét dọn rộng rãi, thoáng mát. Các chậu đào mai, chậu cảnh được báy trí san sát nhau. Chùa vào những ngày đầu năm rất đông đúc. Các Phật tử mặc đồ nhà chùa xếp hàng làm lễ. Đường sá đi lại dê dàng và khí hậu mùa xuân mát mẻ trong lành nên lượng người viếng thăm chùa càng đông hơn.
Đến chùa Từ Đàm hành lễ là chính. Bạn nên đi sớm để bớt đông hơn. Hành lễ xong tranh thủ xin xăm hay tham quan xung quanh cho thử thả.
Chùa Cổ Am Nghệ An
- Địa chỉ: Diễn Minh, Diễn Châu, Nghệ An
- Nhận chỉ đường đến chùa Cổ Am
- Giá vé: miễn phí
- Giờ vào cổng: 8h00 – 21h00 (có mở cửa đêm giao thừa)
Chùa Cổ Am là ngôi chùa lớn ở xã Diễn Minh, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Chùa trước đây chỉ là một chiếc am nhỏ được xây dựng thời nhà Lê giữa thế kỷ XV. Trải qua thời gian dài của lịch sử, cho đến nay Cổ Am vẫn là nơi linh thiêng để Phật tử xa gần đến kính lễ đầu năm mới.
Cổ Am tự ngày xuân được trang trí rất kỳ công. Phật tử tại chùa đã bày trí tiểu cảnh, chậu hoa, bồn cây, lồng đèn tự chế cùng các thiết kế đồ họa làm tăng thêm nét đẹp cho chốn thiền môn. Đến chùa lúc tối trời càng lung linh hơn nữa. Hàng ngàn chiếc lồng đèn dài bất tận thắp sáng cả một khoảng trời. Bạn chắc sẽ nghĩ đây là một chốn thần tiên nào đó chứ không phải là chùa.
Đọc bảng dưới đây để biết thêm review về lễ chùa đầu năm tại Cổ Am tự:
Gợi ý | |
Đồ lễ | Thường là không cần chuẩn bị đồ lễ hoặc dâng lễ bằng hoa tươi. |
Cách lễ | Không vào tận chánh điện để làm lễ mà chỉ lễ từ bên ngoài |
Phù hợp với | Các Phật Tử, người theo Đạo Phật |
Các hoạt động nổi bật tại Cổ Am tự đầu năm có thể kể đến như buổi lễ cầu an đầu năm với sự tham gia của hàng trăm Phật tử, xin lộc đầu năm từ trụ trì, thắp hương ngắm cảnh ngoài chánh điện.
Chùa Từ Vân (Cam Ranh)
- Địa chỉ: Cam Linh, Cam Ranh, Khánh Hòa
- Nhận chỉ đường đến chùa Từ Vân
- Giá vé: Miễn phí
- Giờ mở cửa: 8h00 – 19h00 (có mở cửa đêm giao thừa)
Chùa Từ Vân Cam Ranh còn được biết đến với cái tên chùa Ốc. Ban đầu chùa chỉ được xây dựng với quy mô khiêm tốn nhưng sau nhiều năm trùng tu, tôn tạo nơi đây đã trở thành ngôi chùa sở hữu những công trình độc đáo làm từ vỏ ốc và san hô.
Chùa Từ Vân dịp Tết cũng đông, đa phần là khách du lịch đến khấn cầu dịp lễ đầu năm. Họ tìm đến đây để khám phá những nét kiến trúc độc đáo không nơi nào có. Bước chân vào chùa, bạn có thể thư giãn, cảm nhận không gian thanh tịnh, yên bình. Từ cổng đến chánh điện rợp bóng phi lao, bên lối đi có tượng Phật lớn.
Bạn tham khảo bảng dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết về Chùa Từ Vân:
Gợi ý | |
Đồ lễ | Không cần cầu kì, chuẩn bị đồ chay đơn giản nhẹ nhàng. |
Cách lễ | Chỉ thắp hương ở khu vực ngoài chánh điện, muốn thắp trong chánh điện cần có sự cho phép của trụ trì. |
Phù hợp với | Người đi hành hương kết hợp du lịch khám phá |
Tại chùa Từ Vân bạn ngoài làm lễ hành hương còn có thể tham quan chụp ảnh với tháp Bảo Tích làm bằng vỏ sò – công trình được ghi nhận là tháp bảo tích cao nhất Việt Nam, thám hiểm con đường dẫn đến địa ngục dài 500m độc đáo.
3.3 Các địa điểm ở miền Nam
Núi Bà Đen ở Tây Ninh
- Địa chỉ: ấp Ninh Trung, xã Ninh Sơn, thị xã Tây Ninh.
- Nhận chỉ đường đến núi Bà Đen
- Giá vé: miễn phí
- Giờ mở cửa: 7h00 – 18h00 (có mở cửa đêm giao thừa)
Núi Bà Đen nằm cách trung tâm thành phố Tây Ninh khoảng hơn 10km. Đây là ngọn núi linh thiêng thu hút nhiều lượt ghé thăm của người dân địa phương cũng như khách từ nhiều nơi trên mọi miền tổ quốc. Chùa thờ Thánh Mẫu, nổi tiếng là vô cùng linh thiêng nên rất đông du khách, phật tự bốn phương về đây cầu tự.
Chùa Bà Đen đầu năm rất đông người. Hầu hết là khách phương xa đến hành hương. Người ta bày bàn lễ ở khắp nơi từ dưới chân núi lên đến chánh điện. Cờ phướn răng khắp nơi tạo thêm không khí. Khắp dãy bậc thang đi lên các hàng quán cũng trang trí náo nhiệt mừng ngày Tết. Đi chùa Bà Đen vì thế càng trở nên vui như hội.
Dưới đây là một số gợi ý chi tiết về lễ đầu năm ở chùa Bà Đen:
Gợi ý | |
Đồ lễ | Cúng hoa và trái cây là chủ yếu |
Cách lễ | Lễ ở chánh điện trước. Tranh thủ đi sớm vì rất đông người |
Phù hợp với | Những người tin vào tâm linh |
Đi chùa Bà Đen bạn nên chuẩn bị lễ đơn giản để cúng Thánh Mẫu. Người địa phương tin rằng Thánh Mẫu ở đây rất linh thiêng, cầu bình an đầu năm chắc sẽ được lộc. Đường đi chánh điện có rất nhiều sạp hàng bán đồ ăn đặc sản Tây Ninh và các món đồ lưu niệm xinh xắn. Khách hành hương có thể mua về làm kỉ niệm.
Đặc biệt từ chiều 30 Tết Nguyên Đán đến hết tháng Giêng, tại đây có diễn ra lễ hội Phật tử rất đông đúc và náo nhiệt.
Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt
- Địa chỉ: phường 3, thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng.
- Nhận chỉ đường đến Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt
- Giá vé: 70.000 vnđ/2 chiếu cáp treo
- Giờ mở cửa: 7h00 – 18h00 (không mở cửa giao thừa)
Cùng với Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử ở Quảng Ninh, Trúc Lâm Tây Thiên ở Vĩnh Phúc thì Thiền Viện Trúc Lâm ở Đà Lạt là một trong ba thiền viện lớn nhất nước ta. Nổi bật ở đây là công trình kiến trúc độc đáo kết hợp hài hòa giữa kiến trúc dân tộc truyền thống và cấu trúc đương đại Á Đông. Thiền viện không chỉ là nơi tu hành của các tăng ni, phật tử mà còn là địa điểm lễ chùa đầu năm linh thiêng.
Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt từ ngày 28 đến ngày 6 Tết đón hơn 140.000 lượt người, riêng ngày 3 Tết đã đón tời 40.000 người. Ngoài khách Việt Nam còn rất nhiều khách nước ngoài đến từ nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Đan Mạch, Thụy Điển, Hàn Quốc,…Dịp Tết ở đây ngập tràn các loài hoa. Các hoa được trồng và cắt tỉa tạo thành các mảng khối, đường nét, phân bố chung cùng các tiểu cảnh rất ngay ngắn và hài hòa.
Tham khảo bảng dưới đây để biết thêm một số thông tin cần thiết khi đi Thiền Viện Trúc Lâm:
Gợi ý | |
Đồ lễ | Chuẩn bị đơn giản hoặc không chuẩn bị cũng được. |
Cách lễ | Làm lễ trong chánh điện. Khi vào chánh điện phải tháo giày. |
Phù hợp với | Người yêu thích thiên nhiên, thích không khí yên tĩnh trong lành. |
Đến Thiền Viện Đà Lạt chủ yếu là ngắm hoa ngắm cảnh. Bên ngoài Thiền viện có rất nhiều đồ ăn và đồ lưu niệm. Bạn có thể ăn nhẹ trong các cửa hàng này trước khi đi tham quan. Sau khi hành lễ hãy tranh thủ đi tham quan một vòng kiến trúc độc đáo của nơi đây để mở mang tầm mắt.
Chùa Giác Lâm (Thành phố Hồ Chí Minh)
- Địa chỉ: 565 Lạc Long Quân, phường 10, quận Tân Bình, TPHCM.
- Nhận chỉ đường đến chùa Giác Lâm
- Giá vé: miễn phí
- Giờ mở cửa: 7h00 – 20h00 (có mở cửa giao thừa)
Giác Lâm là ngôi chùa 300 tuổi cổ nhất tại TPHCM và là điểm đi lễ chùa đầu năm của người Sài thành thiêng nhất. Chùa Giác Lâm mang đúng nét đặc trưng của một ngôi chùa truyền thống với mái đổ rêu phong, tường ngả ố màu.
Mấy ngày xuân về, chùa cũng không trang trí gì cao siêu, chỉ vài chậu mai đầu cổng, vải khóm cúc nhỏ xinh. Nhưng cũng chính vì vậy mà ngôi chùa mới trở nên khác biệt. Người người vẫn kéo về đây cầu bình an và thưởng thức nét văn hóa xưa.
Tham khảo bảng review dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết:
Gợi ý | |
Đồ lễ | Đơn giản, chọn hoa và đồ chay |
Cách lễ | Lễ ở chánh điện trước rồi mới lễ bên ngoài. |
Phù hợp đối tượng | Ngoài hướng Phật thì còn đam mê với những công trình kiến trúc có giá trị lịch sử |
Ngoài chiêm bái cầu bình an cho gia đình, du khách đến chùa Giác Lâm còn có thể tìm hiểu về những giá trị lịch sử, văn hóa cũng như kiến trúc, điêu khắc cổ mà ngôi chùa vẫn còn giữ nguyên vẹn cho đến ngày hôm nay.
Chùa Bà Chúa Xứ (Châu Đốc, An Giang)
- Địa chỉ: phường núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang.
- Nhận chỉ đường đến chùa Bà Chúa Xứ
- Giá vé: 20.000 vnđ/người
- Giờ mở cửa: 6h00 – 20h00 (có mở đêm giao thừa)
Chùa Bà Chúa Xứ Châu Đốc là một ngôi chùa cổ, có giá trị tín ngưỡng đặc sắc được nhiều người đến lễ chùa đầu năm nhất tại An Giang từ khắp Nam Bộ và cả nước. Cũng như tên gọi, chùa này thờ Bà Chúa Xứ. Có nhiều câu chuyện về bà được lưu truyền trong dân gian khiến người được dân địa phương tôn sùng giống như Phật Bà Quan Âm hay Thiên Hậu Nương Nương, Bà Mã Hậu.
Từ tháng 1 âm lịch chùa Bà Chúa Xứ đã đón rất nhiều lượt khách ghé thăm. Các Phật Tử mặc trang phục truyền thống đầy màu sắc tiến hành nghi lễ dâng hương ở ngoài trời. Khói nhang nghi ngút mấy ngày này, người tấp nập qua lại rất nhộn nhịp.
Dưới đây là một số lưu ý khi đi lễ chùa Bà Chúa Xứ:
Gợi ý | |
Đồ lễ | Lễ vật gồm mâm trái cây ngũ quả, hoa, hương, đèn cầy, hũ gạo, hũ muối, trà, rượu, bánh kẹo, trầu cau, xôi chè, bánh bao và đặc biệt heo quay nguyên con là lễ vật không thể thiếu |
Cách lễ | Nên chuẩn bị trước bài văn khấn. Lúc khấn phải thành tâm |
Phù hợp với | Người có niềm tin vào tâm linh |
Người dân chuộng đi chùa Bà Chúa Xứ vì chùa này nổi tiếng linh thiêng. Bạn đến đây dịp đầu năm nhớ chuẩn bị lễ cầu bình an cho gia đình. Sau khi làm lễ có thể ở lại tham gia phần hội với nhiều trò chơi dân gian đặc sắc.
- Địa chỉ: Tổ 3, khu phố 5, phường Bửu Long, TP Biên Hòa
- Nhận chỉ đường đến chùa Linh Sơn
- Giá vé: miễn phí
- Giờ mở cửa: 7h00 – 18h00
Chùa Linh Sơn tọa lạc cặp theo triền đồi thoáng mát trong khu du lịch Bửu Long, quay mặt về hướng đông, ẩn mình dưới những tán cây xanh bạt ngàn. Nằm trong địa hình thuận lợi, bao năm qua chùa Linh Sơn được Phật Tử gần xa biết đến như chốn bình an, nơi chiêm bái Phật của người dân Nam Bộ những ngày đầu năm.
Vào ngày Tết chùa Linh Sơn vẫn êm đềm như vậy. Toàn cảnh không gian yên tĩnh gắn liền với nước non. Có đông đúc thì phải chăng cũng là người đi du lịch đầu xuân rồi tiện đường ghé thắp nén nhang cầu mong sức khỏe. Bạn thích sự đơn giản bình dị có thể chọn nơi đây để đi chùa đầu năm.
Bạn tham khảo bảng dưới đây để biết thêm review về chùa:
Gợi ý | |
Đồ lễ | Đơn giản, không cần chuẩn bị cũng được. |
Cách lễ | Chỉ lễ ở chánh điện khi có sự cho phép của trụ trì. |
Phù hợp với | Gia đình muốn đi du xuân, ngắm cảnh kết hợp lễ chùa đầu năm. |
Nằm ngay trong khu du lịch Bửu Long nên bạn hoàn toàn có thể vừa kết hợp tham quan vừa đi lễ chùa. Phía trước cổng cũng có rất nhiều hàng quán cho du khách phương xa muốn nếm thử thứ đặc sản miền Nam.
4. Một số lưu ý khi bạn đi lễ chùa đầu năm
Bạn đi lễ chùa đầu năm cần lưu ý một số điều sau:
- Mỗi chùa sẽ có một quy định lễ cúng khác nhau. Bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi chuẩn bị lễ. Ở chùa, chánh điện bao giờ cũng nằm ở giữa và là ban Tam Bảo thờ Phật. Khi bày lễ ở ban này các lễ vật quan trọng sẽ bao gồm 5 món: hương, nến, hoa, trái cây và nước. Lưu ý không để tiền, vàng tại đây. Tránh đem các đồ cúng mặn vào chánh điện.
- Bạn thắp hương và hành lễ ở ban thờ Đức Ông trước rồi mới đến chư Phật, Bồ Tát. Sau khi đặt lễ chánh điện xong thì thắp hương ở tất cả ban thờ. Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ.Cuối buổi lễ tiến hành tạ lễ sau đó nên đến nhà trai giới hoặc phòng tiếp khách để thăm hỏi trụ trì hoặc các sư thầy.
- Ngoài ra còn một số điểm bạn cũng nên lưu ý như: với nhà sư thì xưng là A di đà Phật, bạch thầy và xưng mình là con…
Trên đây là những gợi ý cho bạn những kinh nghiệm, địa điểm lễ chùa đầu năm 2021 này. Chọn một nơi phù hợp để cùng gia đình dâng lễ cầu an đầu năm nay nhé! Đừng quên chia sẻ những kinh nghiệm đi chùa của bạn với Halo dưới bài viết nhé!
- Mỗi chùa sẽ có một quy định lễ cúng khác nhau. Bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi chuẩn bị lễ. Ở chùa, chánh điện bao giờ cũng nằm ở giữa và là ban Tam Bảo thờ Phật. Khi bày lễ ở ban này các lễ vật quan trọng sẽ bao gồm 5 món: hương, nến, hoa, trái cây và nước. Lưu ý không để tiền, vàng tại đây. Tránh đem các đồ cúng mặn vào chánh điện.
- Bạn thắp hương và hành lễ ở ban thờ Đức Ông trước rồi mới đến chư Phật, Bồ Tát. Sau khi đặt lễ chánh điện xong thì thắp hương ở tất cả ban thờ. Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ.Cuối buổi lễ tiến hành tạ lễ sau đó nên đến nhà trai giới hoặc phòng tiếp khách để thăm hỏi trụ trì hoặc các sư thầy.
- Ngoài ra còn một số điểm bạn cũng nên lưu ý như: với nhà sư thì xưng là A di đà Phật, bạch thầy và xưng mình là con… vừa gợi ý cho bạn những kinh nghiệm, địa điểm lễ chùa đầu năm 2021 này. Chọn một nơi phù hợp để cùng gia đình dâng lễ cầu an đầu năm nay nhé!
- Đừng quên chia sẻ những kinh nghiệm đi chùa của bạn dưới bài viết nhé !
___________________Chúc quý khách một chuyến du xuân An Lành