Nội dung
Chùa ở ĐÔNG TRIỀU
Đông Triều là vùng đất có bề dày lịch sử nằm ở phía Tây Quảng Ninh. Đây được xem là quê gốc của nhà Trần – triều đại hùng mạnh nhất trong lịch sử nước ta. Vì thế Đông Triều có khá nhiều đền thờ, chùa linh thiêng liên quan đến triều đại này. Cùng điểm danh những địa điểm lễ chùa, đình, đền tại đây:
1. Đền An Sinh (Đền thờ nhà Trần)
- Địa chỉ: Thôn Nghĩa Hưng, xã An Sinh, huyện Đông Triều, Quảng Ninh
- Nhận chỉ đường đến đền An Sinh
- Giờ mở cửa:
Đền An Sinh là đền, chùa Quảng Ninh lâu đời được xây dựng vào những năm 1381.
Đền được gầy công xây dựng trên một địa thế đẹp sở hữu với khung cảnh có non bình, thủy tụ, là vị trí trung tâm của cả Khu di tích nhà Trần tại Đông Triều. Ngoài ra, bên cạnh đền được xây dựng còn có hai miếu nhỏ thờ Bà Hoàng và thờ Đức Thánh Khổng Tử.
Đền An Sinh là nơi thờ An Sinh Vương Trần Liễu và cùng 8 vị tiên đế thời triều Trần được người dân đến lễ thường xuyên. Mỗi năm, Lễ hội An Sinh được phục hồi và duy trì vào ngày 20/8 âm lịch trong ba ngày gồm phần lễ và phần hội. Phần lễ là lúc người dân các khu xung quanh và khắp nơi đến tế lễ, dâng hương tưởng niệm các vị vua Trần tại đền và các lăng của vua Trần.
Phần hội diễn ra gồm văn nghệ diễn xướng văn hoá cùng các trò chơi dân gian. Lễ hội đền diễn ra thu hút đông đảo người dân địa phương và khắp nơi bởi nó phát huy được những giá trị lịch sử, truyền thống văn hóa và những chứng tích lịch sử hào hùng của dân tộc. Đây là dịp để nhân dân địa phương và du khách thập phương cùng hướng về cội nguồn và tham gia vào những hoạt động vui chơi giải trí bổ ích.
Có thể đến lễ đền An Sinh vào bất cứ dịp nào nhưng tốt nhất vẫn là vào các dịp đầu tháng, rằm và các dịp lễ tết. Bởi những dịp lễ tết sẽ có các hoạt động tế lễ chu đáo, cẩn thận và thiêng liêng hơn. Vào đêm giao thừa, tại đền vần luôn có người túc trực thắp nhang nên mọi người có thể ghé nơi đây để xin lộc đầu năm.
2. Chùa Quảng Ninh nổi tiếng trên núi Yên Tử: Chùa Ngọa Vân
- Địa chỉ: Thôn Tây Sơn, xã Bình Khuê, huyện Đông Triều, Quảng Ninh
- Nhận chỉ đường đến chùa Ngọa Vân
Chùa Ngọa Vân là một trong những chùa Quảng Ninh nổi tiếng được mệnh danh là thánh địa của Phật Giáo Trúc Lâm, ngự trên núi Bảo Đài. Chùa được xây dựng với kiến trúc chùa tháp lớn nằm trong quần thể Thiền Phái Trúc Lâm trên Yên Tử.
Nằm cách Hà Nội chừng 130 km, ngôi chùa này nằm tọa lạc chênh vênh trên sườn núi, càng tạo nên khung cảnh linh thiêng. Trước đây, việc di chuyển đến chùa khá khó khăn. Hiện nay, việc đầu tư vào du lịch của Quảng Ninh đã giúp cho những du khách muốn hướng phật thuận tiện hơn rất nhiều. Bạn có thể tự túc phương tiện hoặc thuê xe của khu di tích để đến tận nơi.
Nếu muốn trải nghiệm cảm giác vừa ngắm cảnh, vừa đi trên những bậc đá thì có thể leo bộ 2000 bậc thang. Việc chiêm ngưỡng khung cảnh từ trên cao bằng cáp treo cũng thu hút du khách.
Thời gian chùa đông nhất là vào đầu năm, thời gian này, chùa Ngọa Vân có lễ hội khai xuân và trở thành lễ hội thường niên, là nơi linh thiêng, thích hợp hoạt động lễ bái đầu năm.
Chùa ở UÔNG BÍ
Với thành phố Uông Bí, bạn có thể ghé thăm 2 chùa nổi tiếng đó là: Thiền viện trúc lâm Yên Tử (hay còn gọi là chùa Lân) và chùa Ba Vàng – chùa Quảng Ninh đẹp nhất. Cùng tìm hiểu hai địa chỉ Phật giáo này ngay dưới đây:
3. Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử
- Địa chỉ: xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh
- Nhận chỉ đường đến Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử
Nếu được hỏi, đâu là cái nôi phật giáo của Việt Nam thì chắc chắn bạn sẽ nhận được câu trả lời rằng đó là khu du lịch tâm linh núi Yên Tử. Đến núi Yên Tử, có 1 địa danh nhất định bạn phải ghé qua đó là Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử nơi bạn sẽ cảm nhận được không khí linh thiêng, được tìm về cội nguồn của phật giáo.
Thời gian thích hợp nhất để đến Yên Tử là từ mùng 6 tháng 1 âm lịch đến hết tháng giêng. Nếu bạn muốn thưởng thức lễ hội phật giáo lớn nhất cả nước thì hãy đi vào ngày mùng 10 tháng 1 âm lịch nhé. Với những người muốn xin lộc tại đây vào đêm giao thừa thì có thể đến đây. Từ ngày mùng 1 đến mùng 6 âm lịch nơi đây khá vắng khách vãng lai, bạn có thể hưởng trọn bầu không khí trong lành, thanh tịnh.
Đến Yên Tử, đừng bỏ qua chùa Đồng, một trong những ngôi chùa nằm ở độ cao lớn nhất cả nước. Nơi đây cũng là một kỳ quan mà bất cứ du khách nào đến đây đều sẽ tiếc nuối nếu không được chiêm ngưỡng chùa Đồng.
Du khách đến Yên Tử đa số cầu sức khỏe, tiền tài, mong muốn được thụ lộc của phật. Đây là một trong những ngôi chùa lớn đáng thăm quan cho chuyến du xuân đầu năm của mình.
4. Chùa Ba Vàng – chùa Quảng Ninh đẹp nhất
- Địa chỉ: phường Quang Trung, TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh
- Nhận chỉ đường đến chùa Ba Vàng
Chùa Ba Vàng là chùa Quảng Ninh đẹp nhất nằm cách Hà Nội chừng 120km, nơi đây tiếp đón khách thập phương trên mọi miền tổ quốc tất cả các ngày trong năm. Ngay cả đêm giao thừa, bạn cũng có thể đến đây cầu bình an, tài lộc.
Thời gian thích hợp nhất cho chuyến du xuân, lễ hội ở chùa Ba Vàng là mùng 8 âm lịch. Ngoài ra, lễ hội hoa cúc cũng là thời điểm du khách nô nức về đây trẩy hội ngày mùng 9 tháng 9 âm lịch. Bạn sẽ không phải mất vé thăm quan chùa, điều lưu ý duy nhất là hãy mặc trang phục phù hợp khi đến vùng đất phật giáo.
Lễ vật dâng lên tùy thuộc vào thành tâm của du khách, tuy nhiên, cần đảm bảo trang trọng, thành kính. Long thành của du khách như tiền nên bỏ vào hòm công đức, tránh tình trạng để trên các ban thờ gây mất mỹ quan. Chùa Ba Vàng là nơi có quang cảnh thu hút, vị trí thuận lợi sẽ là nơi khai xuân cho du khách thập phương.
Chùa ở Quảng Yên
Quảng Yên là một thị xã nằm ven biển thuộc phía tây nam của tỉnh Quảng Ninh với 2 điểm: chùa cổ Yên Đông và Miếu Vua Bà (nằm bên cạnh là Đền Thờ Trần Hưng Đạo). Cùng tìm hiểu hai ngôi chùa Quảng Ninh nằm ở thị xã Quảng Yên ngay dưới đây.
5. Chùa Quảng Ninh cổ: chùa Yên Đông
- Địa chỉ: Xã Yên Hải, Huyện Yên Hưng, Quảng Ninh
- Nhận chỉ đường đến chùa Quảng Ninh
Ngôi chùa cổ kính này không đồ sộ như những ngôi chùa ở Quảng Ninh khác nhưng chùa cổ Yên Đông thu hút phật tử đến đâu bởi nết cổ kính, sự trang nghiêm của mình. Chùa Quảng Ninh này đã có hơn 500 năm tuổi và được trùng tu khá nhiều lần, là một ngôi chùa nhỏ sở hữu nhiều hiện vật cổ có giá trị.
Điểm độc đáo của chùa là 8 pho tượng thời Mạc bằng gỗ được lưu giữ cẩn thận gần như nguyên vẹn qua thời gian, hai tấm bia đá có hình thù hoa văn mang đậm chất thời Mạc mà hiếm có nơi nào có được. Ngoài ra, chùa hiện còn lưu giữ 110 cổ vật có giá trị.
Du khách nên đến đây vào những ngày đầu tháng giêng, nơi đây thường được du khách tìm đến để cầu công danh, tài lộc. Việc chuẩn bị lễ cúng bái chủ yếu dựa trên sự thành kính của phật tử, lễ cúng không cần quá cầu kỳ đắt đỏ. Nơi đây được xem như điểm đến tâm linh cho du khách thích sự cổ kính, xưa cũ.
6. Miếu Vua Bà gần cụm di tích đền Trần Hưng Đạo
- Địa chỉ: Yên Giang, Quảng Yên, Quảng Ninh
- Nhận chỉ đường đến Miếu Vua Bà
Du khách hành hương đến miếu Vua Bà sẽ có thể thăm quan cụm di tích đền Trần Hưng Đạo. Miếu Vua Bà nằm cách Hà Nội khá xa, chừng 180km, nơi đây mang trong mình câu chuyện lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
Đến chiếm bái miếu Vua Bà, du khách còn được thăm quan bến đò và cây Quách tưởng chừng như đã ở đây hàng trăm năm tuổi. Sự tích kể rằng, Trần Hưng Đạo đã ngồi tại bến đò bàn chuyện đánh giặc, bà hàng nước ở bến đò đã đưa thông tin cho ông chính xác con nước lên xuống như thế nào. Từ đó, giúp ống đánh thắng trận Bạch Bằng. Ông muốn trả ơn nhưng không thấy bà hàng nước khi quay lại bến đò nên đã phong bà là Vua Bà và lập đền thờ tại gốc cây Quách.
Miếu thờ có ba gian, ở giữa được đặt một lư hương lớn băng đồng. Du khách đa số đến đây để thăm quan và tìm hiểu lịch sử hào hùng của dân tộc. Nhiều người cũng bị thu hút bởi bến đò thơ mộng và muốn được một lần chạm vào cây Quách linh thiêng. Ngoài ra, du khách sẽ được thưởng thức nghệ thuật đặc sắc Ba giá đồng ở miếu Vua Bà.
Những chùa nổi tiếng ở Hạ Long
Là thành phố phát triển, đón nhiều lượng khách du lịch đến mỗi năm nhất Quảng Ninh, cùng tìm hiểu những chùa nổi tiếng mà khi du lịch tại thành phố này bạn có thể đến để lễ bái, cầu tự.
7. Chùa Lôi Âm: chùa Quảng Ninh linh thiêng nhất
- Địa chỉ: Đại Yên, Hạ Long, Quảng Ninh
- Nhận chỉ đường đến chùa Lôi Âm
Nhắc đến những nơi thờ cúng linh thiêng, những ngôi chùa Quảng Ninh thiêng nhất thì không thể không nhắc đến chùa Lôi Âm. Nằm ở độ cao hơn 500m trên dãy núi Lôi Âm, chùa Lôi Âm mang trên mình vẻ đẹp kỳ vĩ, hút hồn phật tử tứ phương.
Điểm đặc biệt mà chỉ có ở chùa Lôi Âm là lễ mà du khách sẽ mang đến không phải là tiền vàng mã, hoa quả, bánh trái mà là những viên gạch đỏ. Những viên gạch này được nhà chùa chuẩn bị sẵn dưới chân đồi. Sở dĩ lễ vật kỳ lạ như vậy là do đường lên chùa khó khăn, vật liệu tu sửa vận chuyển lên tốn rất nhiều công sức, vì vậy, việc mang gạch lên chính là lòng thành kính tốt nhất cho chùa.
Chùa Lôi Âm mở cửa quanh năm cho khách du lịch. Thời điểm đến đây đông nhất là vào tháng giêng. Thời gian này thời tiết khô ráo, mát mẻ thích hợp cho việc leo lên chùa và chiêm ngưỡng cảnh đẹp. Ngoài đến các ban, điện trong chùa thì bạn đừng bỏ qua Ban Mẫu nằm ở cuối con đường nhỏ bên phải chùa và hang Cậu linh thiêng gần đó nhé!
8. Chùa Long Tiên – chùa lớn nhất Hạ Long
- Địa chỉ: Phố Long Tiên, Hạ Long, Quảng Ninh
- Nhận chỉ đường đến chùa Long Tiên
Những phật tử muốn đến chùa sẽ phải đi quãng đường chừng 170km từ Hà Nội. Ngôi chùa này là ngôi chùa lớn nhất ở tp Hạ Long. Ấn tượng đầu tiên với du khách có lẽ là tượng phật A Di Đà đang ngồi trên gác chuông. Nơi đây thờ các vị thần có công với triều Trần.
Kiến trúc của nơi đây gồm chính điện, và hai gian trái và phải thờ Tam Phủ Thánh Mẫu và các vị tướng nhà Trần. Hoa văn độc đáo nơi đây mang đậm nét kiến trúc thời Nguyễn với hình rồng, hình công phượng được điêu khắc tỉ mỉ, cách điệu chi tiết.
Nếu muốn đến đây trải nghiệm không khí lễ hội thì nên đến vào ngày 24 tháng 3 âm lịch để tham gia vào lễ hội rước kiệu qua đền Đức Ông. Vào những thời gian khác bạn cũng có thể đến để xin lộc, cầu bình an, may mắn, công danh. Vào ngày đầu năm mới, người dân địa phương thường đến đây để cầu mong một năm bình an, phát tài phát lộc cho gia đình.
9. Đền thờ Đức Ông Trần Quốc Nghiễn
- Địa chỉ: Đường Trần Quốc Nghiễn, Hồng Gia, Hạ Long, Quảng Ninh
- Nhận chỉ đường đến đền thờ Đức Ông Trần Quốc Nghiễn
Nằm gần với chùa Long Tiên, đến thờ Đức Ông cũng là một trong những chùa Quảng Ninh – nơi thờ cúng linh thiêng cho du khách. Lịch trình của bạn có thể đến chùa Long Tiên, sau đó ghé qua đền thờ Đức Ông trước khi kết thúc lịch trình của mình. Nơi đây thờ Hưng Vũ Vương Trần Quốc Nghiễn, được người dân truyền rằng rất linh thiêng nên du khách cả nước nhiều người cùng tụ họp về.
Địa thế của Đền là lưng tự núi, mặt đền hướng ra Vịnh. Ba gian của đền gồm gian giữa chính điện thờ Hưng Vũ Vương, ban trái thờ Phật, ban phải thờ Mẫu. Thời gian thích hợp đến đây là cuối tháng 3 cụ thể ngày 24 âm lịch. Lễ hội rước tượng được tổ chức rước từ chùa Lôi Âm đến đền Đức Ông rồi quay lại. Lễ hội này thực sự đáng để du khách trải nghiệm.
10. Chùa Quảng Ninh thiêng nằm giữa đảo: Đền Đầu Mối
- Địa chỉ: Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh
- Nhận chỉ đường đến Đền Đầu Mối
Ngôi đền Đầu Mối có thể nói là một trong những ngôi đền khó tìm nhất ở Quảng Ninh. Bởi lẽ, nó nằm trên một hòn đảo trên vịnh có phong cảnh cực đẹp mà chỉ có người dân bản địa nơi đây mới biết. Trước đây, ngôi đền này thời Bà Men, chủ yếu người dân bản địa đến để cầu thuận buồm xuôi gió, cá tôm đầy khoang.
Thời gian lễ hội ở đây là vào ngày 19 và 20 tháng 1 âm lịch. Khung cảnh ở nơi đây khiến du khách phải trầm trồ. Bao xung quanh là biển, ngôi đền đứng sừng sững, uy nghiêm và linh thiêng. Lễ vật mang đến thường là hương hoa và người dân bản địa sẽ mang đến những vật phẩm mà họ đánh bắt được.
Để đến được đền du khách sẽ phải lênh nhờ đến những chiếc thuyền nhỏ của người dân. Tham gia lễ hội, hòa mình vào vùng đất tâm linh sẽ là ấn tượng không thể quên khi đến đến Đầu Mối.
Chùa ở Cẩm Phả
Dưới đây là những địa điểm linh thiêng của Cẩm Phả để bạn có thể du xuân lễ bái cùng gia đình:
11. Đền Cửa Ông với lễ hội rước kiệu Đức Ông nổi tiếng
- Địa chỉ: Vịnh Bái Tử Long, Cẩm Phả, Quảng Ninh
- Nhận chỉ đường đến đền Cửa Ông
Ngôi đền nằm trên ngọn núi hướng mình ra vịnh Bái Tử Long, cách Hà Nội chừng 180km. Đây cũng được xem là một trong những ngôi chùa Quảng Ninh linh thiêng độc đáo bởi những câu chuyện kỳ bí được truyền tai nhau đến tận ngày nay. Đền thờ con trai thứ ba của Hưng Đạo Vương là trần Quốc Tảng. Ông có công lớn trong việc bảo vệ đất nước, chống lại giặc ngoại xâm.
Du khách thường tụ họp ở đây vào ngày mùng 2 tháng 2 âm lịch khi mà lễ hội rước kiệu Đức Ông diễn ra. Lễ hội đem đến không khí vui tươi, với nhiều chương trình, tiết mục đặc sắc, các trò chơi dân gian cho du khách thoải mái tham gia như chọi gà, thổi cơm hành quân, đua thuyền,….
Chùa ở Vân Đồn
12. Chùa Cái Bầu – Chùa ven biển có phong cảnh đẹp nhất
- Địa chỉ: Đường Tỉnh lộ 334, Hạ Long, Vân Đồn, Quảng Ninh
- Nhận chỉ đường đến chùa Cái Bầu
Nằm cách Hà Nội hơn 200 km, chùa Cái Bầu là chùa Quảng Ninh có cảnh đẹp nhất. Chùa nằm ở địa thế đẹp, đem lại cảm giác thanh tịnh, không ồn ào, phù hợp với những ai muốn tìm đến nơi thưởng ngoạn, hướng phật.
Chùa gồm Cổng Tam Quan, chính điện, lầu Trống, lầu Chuông. Những nơi này đều được chăm chút tỉ mỉ từng họa tiết, hoa văn chạm khắc khiến nhiều người phải ngạc nhiên trước vẻ đẹp của chùa. Chính điện là nơi đặt tượng phật Thích Ca Mâu Ni lớn, ngoài ra còn có nhiều tượng phật tượng trưng cho sự từ bi và trí tuệ.
Đến đây, phóng tầm mắt của mình ra vịnh Bái Tử Long, bạn sẽ thấy tâm hồn mình như được gột rửa, thanh tịnh và bình yên vô cùng. Bạn cũng sẽ không bị làm phiền bởi các hàng quán, không nồng nặc vàng mã. Lễ vật được chuẩn bị chủ yếu từ lòng thành kính như hoa trái, bạnh kẹo. Du khách có thể đến đây vào bất kỳ thời gian nào trong năm để tận hưởng sự thanh bình, nhẹ nhõm.
13. Đình – đền – chùa Quan Lạn
- Địa chỉ: Xã Quan Lạn, Vân Đồn, Quảng Ninh
- Nhận chỉ đường đến chùa Quan Lạn
Cụm di tích này ngự ngay tại bến đình là một trong những di tích về chùa ở Quảng Ninh nổi tiếng. Từ những năm 1990, nơi đây đã được bộ văn hóa thông tin công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia với kiến trúc độc đáo mang dấu ấn riêng biệt.
Khu cụm di tích được xây dựng từ những năm 1890-1900. Ngôi đình có kiến trúc là các hình tượng rồng cùng chi tiết trang trí tỉ mỉ và là nơi còn cất giữ là 18 sắc phong từ thời vua Thiệu Trị năm thứ nhất đến đời Vua Bảo Đại. Đình Quan Lạn là nơi thờ các vị thành hoàng làng, sau này, được tôn tạo nào nơi thời tướng quân Trần Khánh Dư.
Kế tiến Đình là chùa Quan Lạn với thiết kế xây dựng gồm 3 gian. Bên phía ngoài cùng là tam quan,đi vào trong là bái đường và hậu cung. Chùa Quan Lạn là nơi dùng để thờ phật và bà chúa Liễu Hạnh. Trong chùa hiện còn đặt hình tượng của cụ Hậu – là một trong những người dân địa phương có nhiều công sức nhất trong việc xây dựng chùa.
Nằm cạnh chùa là miếu, nghè Quan Lạn. Theo những tư liệu trên bia đá khắc ghi mà sử sách cũng truyền lại thì ba vị tướng họ phạm được thờ ở đây này là người địa phương và đã lập công lớn trong ba lần chống giặc Nguyên Mông (1258-1285-1288).
Nằm cách khu chùa Quan Lạn chừng 1,5km có một khu đền thờ vị danh tướng thời nhà Trần là Trần Khánh Dư đã có công lớn trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược. Đến năm 2010, ngôi đền được địa phương đưa vào trùng tu và tôn tạo lại, sở hữu những nét văn hóa riêng và nằm trong cụm di tích đình đền chùa Quan Lạn.
Cứ vào ngày 16/6 âm lịch hàng năm, là dip mà dân làng làm lễ rước bài vị, sắc phong của ngài từ nghè về đình và sau đó tổ chức hội chèo bơi truyền thống. Kéo dài cho đến ngày 19/6 âm lịch là lễ xa giá hoàn cung rước bài vị và sắc phong của ngài về nghè.
Nếu có dịp ghé thăm viếng, du khách hãy đi hết các khu trong cụm di tích để có thể chiêm ngưỡng và khám phá hết nét đẹp, độc đáo cảu kiến trúc và tìm hiểu ý nghĩa, bề dày lịch sử của chốn linh thiêng này.
Chùa ở thành phố Móng Cái
Thành phố Móng Cái sẽ bao gồm những địa điểm chùa triền nổi tiếng nào? Tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây:
14. Chùa Nam Thọ có từ thời Hậu Lê
- Địa chỉ: Phường Trà Cổ, TP Móng Cái, Quảng Ninh
- Nhận chỉ đường đến chùa Nam Thọ
Chùa Nam Thọ là chùa Quảng Ninh khá lâu đời theo lịch sử ghi chép được xây dựng dưới thời Hậu Lê. Hiện nay chùa có lưu giữ là cả một hệ thống những tượng phật quý giá đã được chạm trổ hết sức tinh vi và tỉ mỉ, đồng thời thể hiện qua các thời kỳ khác nhau và đều mang những nét đậm bản sắc văn hoá dân tộc Việt.
Sân chùa có những cây đa, cây chay đại thụ hàng trăm năm tuổi toả bóng quanh năm tạo ra một không gian rất tĩnh mịch và yên bình đến lạ thường. Chùa Nam Thọ đã được xếp hạng là di tích cấp quốc gia thuộc loại hình kiến trúc nghệ thuật.
Hàng năm tại chùa diễn ra các dịp lễ tế cụ thể là: 01/01 ( Lễ Mẫu); ngày 09/01( Lễ Ngọc Hoàng Thượng đế); ngày 09/02 (Lễ Đức Phật Quan Âm); 15/04 ( Ngày Phật đản) ; ngày 19/09 (Lễ Đức Phật Quan Âm); ngày 17/11 (Lễ Phật A Di Đà). Tất cả các ngày đều tính theo lịch âm.
Có rất nhiều ngày lễ trong năm nên du khách có thể đến tham quan, thắp hương vào những dịp này để có thể khám phá những nét độc đáo về văn hoá và phong tục tế lễ nơi linh thiêng này. Ngoài ra các ngày đầu tháng và rằm đặc biệt đêm giao thừa luôn có sư thầy ở chùa nên người dân có thể đến dâng lễ và xin lộc.
15. Đền Mẫu Thượng Thiên dành cho người theo đạo Mẫu
- Địa chỉ: Thôn Nam Thọ, phường Trà cổ, Móng Cái, Quảng Ninh
- Nhận chỉ đường đến đền Mẫu Thượng Thiên
Đền Thiên Hậu Thánh Mẫu cũng là một trong những chùa Quảng Ninh cổ có niên đại thành lập cùng với đình Trà Cổ. Theo tương truyền, có một pho tượng phật trôi từ ngoài khơi vào bờ, người dân địa phương thấy đây là điềm lạ bèn lập miếu thờ và gọi là đền Mẫu Thượng Thiên.
Ngoài ra đền còn lập thêm ban thờ tứ mẫu. Lúc đầu, đền chỉ là một lán nhỏ trong rừng chay, dần dần đền đã được tu bổ trở nên khang trang và tọa lạc trên một khu đất rộng như ngày nay.
Ngôi đền này có một điểm độc đáo là cây chay đã hơn 700 tuổi. Và bất kỳ ai đến cũng được nghe về sự tích giếng nước tiên. Ai uống nước giếng này vào đều cảm thấy mát lạnh, ngọt mát, khỏe mạnh, phấn chấn khác thường.
Lễ hội chính là vào ngày 23 tháng 3 âm lịch, thường bắt đầu từ ngày 19, 20 và kéo dài trong 3 ngày, đây là ngày sinh của bà Thiên Hậu Thánh Mẫu. Du khách có thể tham quan, thắp hương vào những dịp lễ hội này để có thể biết thêm các nét độc đáo, văn hoá dân tộc.
16. Đền Xã Tắc thờ là Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng
- Địa chỉ: Phường Ka Long, TP Móng Cái, Quảng Ninh
- Nhận chỉ đường đến đền Xã Tắc
Đền được xây dựng vào những năm cuối thế kỷ XIII- đầu thế kỷ XIV dưới thời vua Trần để thờ Trần Xã Tắc là Bản cảnh thành hoàng châu Móng Cái xưa. Nơi đây còn dùng để thờ là Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng, những ông cha có công khai khẩn đất và Long Thần thổ địa.
Giáp về phía Đông Đền là sông Ka Long và Đền còn tiếp giáp với khu vực đất đã được thuê bởi công ty liên doanh khách sạn Hồng Vận. Ngôi đền chính được xây dựng theo thiết kế kiểu chữ “công” và được sử dụng vật liệu chủ yếu là gỗ lim, mái lợp theo lớp vảy rồng và tượng được xây bằng gạch.
Lễ hội đền Xã Tắc thường diễn ra vào ngày 6/3. Những nghi lễ mà du khách sẽ chỉ thấy ở đến này như :Lễ cấp thủy hay còn được gọi là lễ lấy nước. Sau đó, nước sẽ dùng để tắm tượng (lễ mộc dục tại đền; lễ nghinh thần (rước thần Xã, thần Tắc du hương/du Xuân); lễ tế Xã Tắc; lễ dâng lễ vật của các địa phương, cơ quan, đơn vị, nhân dân trên địa bàn thành phố; lễ xuất tịch tại đền Xã Tắc…
Trên đây là những đền chùa Quảng Ninh linh thiêng nhất mà du khách có thể lưu lại để có một chuyến du lịch tâm linh với những khám phá mới mẻ nhất. Lưu ý khi đến những chốn linh thiêng bạn nên ăn nói nhẹ nhàng và mặc đồ kín đáo để giữ nét văn hoá của dân tộc. Chúc bạn có những chuyến đi thật thú vị
__________
Quảng Ninh 2021