ĐỘC ĐÁO LỄ HỘI ĐUA BÒ CHÙA RÔ

Đua bò chùa Rô là một nét văn hóa độc đáo và ý nghĩa của đồng bào Khmer ở khu vực Tịnh Biên, Tri Tôn thuộc tỉnh An Giang. Cuộc thi được tổ chức mỗi năm một lần trong lễ Dolta (lễ cúng ông bà tổ tiên) vào khoảng 29/8 – 1/9 âm lịch tại khoảnh ruộng trong khuôn viên ngôi chùa Rô nổi tiếng. Từ sáng sớm, các đôi bò, người dân xem hội đã chật kín con đường giữa những hàng cây thốt nốt khiến không khí trở nên rất náo nhiệt. Đường đua bò dạng hình tròn được nhà chùa cải tạo lại với các bờ đất xung quanh để người dân tiện theo dõi và cổ vũ cho các đội đua.
1
Vùng đất An Giang đặc trưng bởi những cây thốt nốt và đồng bào Khmer, Chăm
img_1838
Khoảnh ruộng nơi diễn ra lễ hội đua bò chùa Rô hàng năm

Lễ hội đua bò của đồng bào Khmer chẳng biết có từ bao giờ. Tương truyền, khi xưa các đôi bò trong phum sóc đều kéo đến cày bừa thí công cho đất của chùa, sau những buổi bừa như vậy các chủ bò lại rủ nhau chạy thi cho vui. Dần dà, các sư trụ trì đứng ra tổ chức thành cuộc đua và treo giải thưởng là các sợi dây nài khớp hoặc những vòng lục lạc đẹp mắt. Từ đó, đua bò trở thành tập quán của người Khmer ở vùng đất Bảy Núi trong dịp Tết Dolta hàng năm mang tính hàm ơn đối với thiên nhiên, vật nuôi đã góp phần làm nên vụ mùa bội thu, cuộc sống ấm no hơn.

img_0716
Bò ở An Giang thường có màu trắng và cao lớn hơn so với nhiều giống bò vàng khác
img_0825
Cuộc đua thể hiện sự khéo léo trong khả năng nài bò của những người đàn ông Khmer

Từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc, không khí xung quanh trường đua lúc nào cũng tưng bừng náo nhiệt bởi tiếng vỗ tay, hò reo, tiếng hét của chủ bò nhằm thúc bò bứt phá tốc độ để về đích, tiếng trẻ con chơi đùa sau khoảnh ruộng hay cả tiếng hát của những người phụ nữ nhổ mạ cấy lúa. Khi bắt đầu cuộc đua, người điều khiển bò cầm roi hoặc khúc gỗ tròn dài chừng gần 1m có tra đinh nhọn ở đầu. Lúc cần thúc bò đi nhanh thì họ dùng cây gậy này chích mạnh vào mông bò, bò bị đau sẽ phóng nhanh về phía trước, người điều khiển phải rất khéo léo để giữ cương chắc khi bò bứt tốc để không bị ngã về phía sau.

img_0698
Bứt phá tốc độ để về đích
img_0853
Sự khéo léo của các tay nài là quyết định cho sự thành bại

Cuộc đua gồm 2 vòng, vòng một thì hai đôi bò đi chậm chậm vòng quanh trường đua. Vòng sau sẽ là vòng để người điều khiển dùng roi gậy thúc bò nhanh về đích nhất. Người dân ở đây luôn tự hào nếu đội của phum sóc mình giành giải cao trong lễ hội đua bò vì họ quan niệm như thế thì mùa màng sẽ bội thu. Người Khmer cũng sẽ không giết thịt đôi bò thắng cuộc mà sẽ giữ và chăm sóc như một tài sản của gia đình và phum sóc.

img_0823
Từ sáng sớm, các đôi bò đã tập trung về khoảnh ruộng cạnh đó để bốc thăm thi đấu
img_0828
Khăn rằn cũng như các đồ trang trí được đeo lên các đôi bò đua
img_1737
Các đôi bò được vào sân chính để làm quen và xếp hàng trước khi thi đấu
img_1754
Sau đó, các đôi bò sẽ đi hai vòng quanh sân để bò quen trước khi các cặp đấu bước vào thi đấu chính thức
img_1685
Chùa Rô, nơi diễn ra lễ hội đua bò độc đáo hàng năm
img_1735
Lễ hội đua bò rất được người dân Khmer chờ đón hàng năm trong dịp Tết Dolta
img_1782
Lễ hội luôn thu hút được rất nhiều người dân, khách du lịch đến cổ vũ
img_0665
Lễ hội mang hàm nghĩa tạ ơn đất trời và vật nuôi đã đưa tới mùa vụ bội thu, cuộc sống ấm no
img_1744
Một ban nhạc với những nhạc cụ truyền thống của đồng bào Khmer góp phần làm nóng không khí cuộc đua
img_1820
Cuộc đua bò ở chùa Rô thường được các sư ở đây đứng ra tổ chức
img_0873
Những đôi bò chiến thắng là niềm tự hào của chủ nhân và cả phum sóc đó
img_0897
Nước rút để về đích
img_0947
Luôn có khá nhiều nài ở cuối vạch đích để kiểm soát trong trường hợp bò nhảy hoặc chạy vào khu khán giả
img_0688
Ngay sau lễ đua bò chùa Rô là lễ nhổ mạ cấy lúa diễn ra trên chính mảnh ruộng của khu đua
img_0931
Chân dung một nài bò trong lễ hội đua bò chùa Rô
img_1679
Chùa Rô có lối kiến trúc đặc trưng của người Khmer
img_1680
Đàn ông Khmer thường sẽ đi tu sau đó mới quay về sống cuộc sống bình thường, lấy vợ, sinh con,…