Hướng Dẫn Làm Căn Cước Công Dân: Chỉ Cần đi 1 Lần Là Làm Xong 14 Tuổi Là Làm Được

Theo Luật Căn cước công dân, tất cả công dân Việt Nam từ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp thẻ Căn cước công cân (CCCD)
Đây là giấy tờ tùy thân, thể hiện thông tin cơ bản về lai lịch, nhận dạng của công dân Việt Nam, được sử dụng trong các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
Bài viết này nhằm mục đích hướng dẫn các bạn chuẩn bị giấy tờ để có thể làm CCCD nhanh nhất, đi một lần là làm được, đỡ mất công đi lại nhiều lần.

 Đây là video hướng dẫn:

Còn đây là bài viết:

Các lý do nên đi làm CCCD hoặc phải làm CCCD :

  • Trẻ em đến 14 tuổi
  • Người đã có CMND nhưng bị mất, hoặc hư hỏng không sử dụng được, nay đi làm lại sẽ được cấp CCCD
  • Người đã có CMND nhưng hết hạn (15 năm kể từ ngày cấp) nay đi làm lại sẽ được cấp CCCD
  • Người đã có CCCD nhưng bị mất, phải đi làm lại

Thủ tục đi làm CCCD hiện nay: 

  1. Hộ khẩu bản chính
  2. Tờ khai CCCD
  3. Tờ xác nhận thông tin cá nhân (Người từ 14 tuổi đến dưới 15 tuổi không cần tờ xác nhận này) (Người còn CMND cũ thông tin rõ đẹp cũng không cần tờ này, nếu bạn nói là mất CMND thì cần làm tờ này)
  4. Sau khi làm thủ tục xong, chính quyền sẽ trả CMND cũ lại cho chúng ta dùng tiếp để chờ ngày lấy CCCD mới.

Đang tải tinhte-huong-dan-lam-cccd.jpg…

Hình trên là 2 tờ giấy cần khai khi đi làm CCCD

Người 14 tuổi đến dưới 15 tuổi không cần làm tờ Xác nhận thông tin cá nhân, tất cả các trường hợp khác cần làm tờ này

Hướng dẫn khai Tờ khai căn cước công dân:

  • Các mục từ 1 - 9 khai theo hộ khẩu, chữ viết rõ ràng
  • Mục số 10 (Nhóm máu) nếu biết thì viết vào, không biết có thể để trống
  • Mục số 11 (Nơi đăng ký khai sinh) Cần ghi nơi sinh theo địa giới 3 cấp Xã / Huyện / Tỉnh theo địa giới mới nhất
  • Mục số 12 (Quê quán) Phải ghi quê quán theo địa giới 3 cấp Xã / Huyện / Tỉnh theo địa giới mới nhất, ví dụ : Nơi sinh : Phường Phù Đổng, Huyện Sóc Sơn, Tp. Hà Nội
  • Mục 13,14 ghi theo hộ khẩu và nơi ở hiện tại
  • Mục 17,18,19,20,21 : Chỉ cần ghi tên, không cần ghi số CMND/CCCD
  • Mục 22: Nếu có nhu cầu giữ lại Chứng minh nhân dân cũ thì nên đề CÓ, vì nếu bạn đi lấy CCCD trực tiếp thì CMND cũ sẽ bị huỷ, cắt góc
  • Mục 24: Đề CÓ, bạn sẽ cần tờ giấy này để đi thay đổi thông tin ở ngân hàng và nhiều nơi khác

Tờ Giấy xác nhận thông tin cá nhân:

Tờ giấy này sau khi khai xong bạn sẽ cần gặp cảnh sát khu vực để ký nháy vào ảnh và giấy, sau khi CSKV ký nháy, bạn lên phường đóng dấu, phường sẽ làm rất nhanh, toàn bộ việc ký nháy và đóng dấu của phường mình chỉ mất khoảng 15 phút là xong (Nếu CMND cũ còn đầy đủ thông tin thì không cần tờ này, nếu bị mất CMND cũ thì cần tờ này nhé)

Đang tải tinhte-huong-dan-lam-cccd-1.jpg…

Đây là mình đã khai và sẵn sàng đi nộp​

Ghi chú: Hiện nay Việt Nam đang xây dựng Cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư, CSDL này khi hoàn thành có thể giúp rút ngắn rất nhiều thủ tục hành chính, ví dụ sau này con cái của bạn đi làm CCCD không cần phải làm nhiều loại giấy tờ như trong bài này mà chỉ cần ghi tờ khai CCCD là làm được
Sau khi chuẩn bị hồ sơ các bạn lên quận nơi bạn đăng ký thường trú và bấm số để làm CCCD

Đang tải tinhte-huong-dan-lam-cccd-3.jpg…

Khuyên: 
  • Nên đi đầu giờ sáng, từ 7:30 thì sẽ rất nhanh, mất khoảng 15-20 phút là xong toàn bộ
  • Nên mặc đồ tươm tất một chút để chụp hình được đẹp, không được mặc trang phục ngành như công an, hải quan, bộ đội, được mặc đồ của tôn giáo hoặc dân tộc
  • Nếu bạn mang kính, nên tháo kính ra từ trước để mắt làm quen với việc không kính, chụp hình sẽ đẹp hơn Sau khi đến số, bạn sẽ được gọi vào để Công an quan sát đặc điểm cá nhân và lấy dấu vân tay, chụp hình

Phí làm CCCD: 

  • Nếu làm lần đầu (14 tuổi) : Miễn phí
  • Đổi CCCD vào năm 25, 40, 60 tuổi : Miễn phí
  • Chuyển từ CMND 9 số, CMND 12 số sang CCCD: 30 nghìn
  • Đã được cấp CCCD nhưng bị hư hỏng, sai sót thông tin cần đổi : 50 nghìn (Nếu sai sót thông tin do cán bộ thì miễn phí)
  • Đã được cấp CCCD nhưng bị mất, cấp lại: 70 nghìn

Đang tải tinhte-huong-dan-lam-cccd-5.jpg…

Sau khi lăn tay, chụp hình, bạn sẽ được đưa tờ Phiếu thu nhận thông tin CCCD cho bạn đọc và kiểm tra lại, hình trên phiếu này cũng chính là hình sẽ in trên CCCD, bạn đọc kỹ, kiểm tra kỹ và ký nhận.

Đang tải tinhte-huong-dan-lam-cccd-6.jpg…

Ký xong thì bạn được đưa giấy hẹn, bạn cầm giấy hẹn này ra quầy bưu điện (cũng ở nơi làm thủ tục cấp CCCD) nhờ họ chuyển phát nhanh về cho bạn, phí chỉ có 27k.
Nhắc lại: Nếu vẫn muốn giữ CMND cũ để dùng thì nên nhờ bưu điện chuyển phát CCCD về nhà, vì nếu bạn đợi tới ngày rồi cầm biên nhân lên tự lấy thì công an quận sẽ cắt góc CMND cũ của bạn.

Đang tải tinhte-huong-dan-lam-cccd-7.jpg…

Bưu điện nhận xong sẽ đưa bạn phiếu hẹn, khi nào có giấy họ sẽ lấy và chuyển về nhà cho bạn
Tóm tắt:
+ Còn CMND cũ: Cầm Hộ Khẩu + CMND + Tờ khai CCCD là làm được
+ Mất CMND cũ: Cầm Hộ Khẩu + Tờ khai CCCD + Tờ xác nhận thông tin
Hỏi đáp:
- Bị mất CMND, giờ đi làm lại được không?
Không, bạn sẽ phải làm lại CCCD chứ không làm CMND được nữa
- CMND cấp ở tỉnh, giờ làm CCCD ở Thành Phố được không
Tuỳ, nếu CMND cấp ở Tỉnh nhưng giờ bạn có hộ khẩu TP thì làm ở TP, Nếu hộ khẩu vẫn ở Tỉnh thì phải về tỉnh làm
- Bị mất CMND có cần làm tờ cớ mất khi đi làm CCCD không?
Không, bạn chỉ cần làm Tờ khai CCCD và tờ Xác nhận thông tin cá nhân có xác nhận của phường/xã là được
- Có nhất thiết phải làm Tờ xác nhận thông tin cá nhân không?
Không nhất thiết, nếu CMND của bạn còn rõ, đầy đủ thông tin thì chỉ cần Hộ khẩu + Tờ khai CCCD + Cầm CMND cũ theo là được
- Công an làm việc giờ nào?
Từ 7:30 sáng đến 11:30, Từ 13:30 đến 16:30, nhưng khuyên bạn đi trước 9:30 sáng và trước 15g chiều, tốt nhất cứ đi đầu giờ
- Công an có làm việc thứ 7 không?
Có làm việc thứ 7, từ 7:30 sáng, thực ra mình thấy thứ 7 vắng hơn nhiều.
Xem thêm:
Xem thêm :