Cũng là một người làm thời trang, Vũ Thảo, chủ nhân của thương hiệu Kilomet109, nói “tay nhúng chàm” là có thực.
Một khi đã biết đến chàm rồi, người ta sẽ chỉ càng mê mẩn hơn, muốn khám phá và thử nghiệm thật nhiều điều với nó. Khác với Lan, Thảo chọn học nhuộm chàm theo cách của người Nùng An (Cao Bằng).
Ở đó, màu xanh đậm óng ánh của tấm vải chàm được cho là thước đo để đánh giá một người con gái đã đủ tiêu chuẩn lấy chồng hay chưa.
Thảo đã có vô số những chuyến đi lên vùng núi hẻo lánh này, nơi con người còn sống rất đơn sơ và cộng sinh cùng tự nhiên. Cô học nhuộm chàm từ những bước cơ bản nhất: cắt chàm ở những cánh đồng trong lòng thung lũng, chất lên lưng trâu mang về. Nhà khoa học danh tiếng Oliver Sacks gọi chàm là sắc màu của thiên đường, nhưng với người Nùng An, đây còn là sắc màu của sự sống.
“Người Nùng An coi chàm là một sinh linh, cũng làm việc và cũng phải được nghỉ ngơi. Họ diễn đạt hình thái về chàm là sống hay chết, khỏe và yếu. Những ngày mùa đông, chàm còn được mặc váy hay quấn chăn để ủ ấm”. Hiếm có màu sắc nào gắn bó với tín ngưỡng, văn hóa và đời sống thường ngày của họ đến vậy. Bản thân cây chàm có những chất chống khuẩn tự nhiên, vì thế khi nhuộm lên vải có thể bảo vệ tấm áo quần đến cả chục năm. Màu chàm trung tính mát mẻ rất phù hợp cho việc đồng áng, lại cũng rất dễ giặt sạch. Sắc chàm là lớp nền hoàn hảo cho những họa tiết thêu hay áp dụng kĩ thuật batik (nhuộm bao vải bằng sáp ong), để cho ra đời những bộ trang phục truyền thống của người dân miền núi.
“Màu chàm còn là biểu tượng của tính nữ, con gái đến tuổi cập kê mà không biết nhuộm chàm ra màu xanh đậm óng ánh là không đủ tiêu chuẩn lấy chồng. Tôi thì thích thử nghiệm những cấp độ nhạt hơn của sắc chàm nên nếu là người Nùng An, chắc tôi sẽ ế”, Vũ Thảo nói.
Nhuộm chàm là một quy trình nối kết giữa bàn tay người miền cao với những gì thiên nhiên ban tặng như nguồn nước trong sạch, nhiệt độ lý tưởng. Mỗi công đoạn là một lần sắc thái chàm thay đổi, nó kích hoạt sự tò mò, nó buộc người ta phải vận dụng mọi giác quan để cảm nhận và điều chỉnh. Rồi từ đó, một tấm vải chàm thành hình.
1. Ủ cây chàm tươi cho lên men từ 2-3 ngày.
2. Hòa vôi bột vào nước ngâm và khoắng mạnh để tinh chất nhuộm lắng xuống đáy bể.
3. Để lắng thêm 1-2 ngày rồi lọc phần nước đục dưới đáy, cho ra bột chàm.
4. Khuấy bột chàm với các loại thảo dược địa phương như chuối chín, xoài chín, rượu ngô, rượu gạo hay rượu sắn cho đến khi bong bóng nổi lên bề mặt. Bước này phải đảm bảo được sự cân bằng khoáng chất, axit, lượng đường, nhiệt độ. Nếu không, màu sẽ không đều và không ăn vào vải.
5. Luộc vải, phơi khô, sau đó nhúng vải vào thùng chàm để nhuộm. Tiếp tục giặt vải với nước sạch, phơi và lại nhuộm. Đều đặn ngày hai lần sáng và chiều, tối để cho chàm “nghỉ”.
6. Đập vải sau mỗi lần nhuộm để màu chàm ăn chắc hơn vào sợi vải.
7. Lăn vải bằng đá, gỗ hoặc giã cho vải mềm.
ĐI NÀO BẠN!
Đi để đối thoại với bản thể của chính mình.
Đi để kích hoạt tất cả các giác quan.
Đi để tới những nơi mình chưa từng đến, thử những điều mình chưa từng làm, quan sát vạn vật dưới một con mắt khác.
Đi để tham gia bữa tiệc thị giác, nghe những khúc ca gieo trên vách đá, định nghĩa lại hạnh phúc đôi khi chỉ là một miếng ngon vừa đủ.
Đi còn để “Nhìn – Thấy – Yêu – Hiểu” hơn con người, kiến trúc, thanh âm, mùi vị, tất thảy mọi chất thơ trong đời sống… trước khi chúng chỉ còn hiện diện trong những tấm ảnh bạc màu.
Mời bạn bước vào một chuyến du lịch lý thú mà “người dẫn đường” ở đây, không gì khác, chính là tất cả các giác quan của bạn.
See
• Bữa tiệc thị giác trong thành phố
• Đi tìm những bức tường nở hoa ở Sài Gòn
Hear
• Về vùng Mông nghe khúc ca gieo trên vách đá
• “loang thoang” xứ Quảng: Đã có bèn B tiếng Quảng chưa?
• Ngô Hồng Quang & tấm hộ chiếu được vẽ bằng âm thanh các vùng miền
Taste •
Hạnh phúc là một miếng ngon vừa đủ
Smell
• Hương Tà Xùa trong chén trà của Tân
• Nghe mùi trầm hương nhớ thương phố Hội
Touch
• Khi tay “nhúng chàm”: Học nhuộm chàm của người Nùng An
• Khi tay “nhúng chàm”: Đi Cát Cát học người H’Mông cách nhuộm chàm
Feel