Cách lắp nhiều công tắc cảm ứng đấu chéo nhau điều khiển luân phiên

Cách lắp nhiều công tắc cảm ứng đấu chéo nhau điều khiển luân phiên

SƠ ĐỒ ĐẤU NHIỀU CÔNG TẮC CẢM ỨNG ĐẤU CHÉO NHAU SỬ DỤNG CHUNG CHO 2 NƠI RIÊNG BIỆT

1. Giới thiệu sơ đồ:

Chỉ loại cảm ứng có công nghệ mở điện bằng Rơle mới sử dụng được loại này, loại dùng Tranzito hoặc Motfet sẽ bị sụt áp nên không dùng được sơ đồ này.

Sơ đồ đấu nhiều công tắc cảm ứng chéo nhau

2. Giải thích sơ đồ:

Sơ đồ có 3 loại thiết bị chính: Bóng đèn, Công tắc cảm ứng, Rơ le trung gian.

Bóng đèn: (Ví dụ với bóng đèn 1) Được đấu trực tiếp vào đầu ra của cảm ứng 1, nối vào chân thường mở của Rơ le 1. Bóng đèn này được nối với cả cảm ứng 2 nên bóng đèn chỉ tắt khi cả 2 cảm ứng đều tắt.

Công tắc cảm ứng:

Cảm ứng 1: Được cấp nguồn đầy đủ, đầu ra nối vào bóng đèn số 1.

Cảm ứng 2, 3: (Vi dụ với cảm ứng 2): Được cấp nguồn đầy đủ, đầu ra nối trực tiếp với bóng đèn số 2 và nối vào chân cấp nguồn cho cuộn hút của Rơ le số 1.

Cảm ứng 4: Được cấp nguồn trực tiếp, đầu ra nối vào chân cấp nguồn cho cuộn hút của Rơ le số 3.

3. Nguyên lý hoạt động:

Khi có  người đi qua cảm ứng 1: Bóng đèn 1 sáng. Khi hết thời gian trễ đã cài đặt cảm ứng sẽ ngắt điện, trong trường hợp có ai đó đi qua cảm ứng 2 thì đèn vẫn sáng và chỉ tắt khi cảm ứng 1 và 2 đều tắt.

Khi có  người đi qua cảm ứng 2: Bóng đèn 1 và bóng đèn 2 sáng. Khi cảm ứng đã hết thời gian trễ cài đặt mà không còn ai đi qua nữa thì cảm ứng sẽ ngắt điện. Nếu cảm ứng 1 có người đi qua thì đèn 1 sáng, hoặc nếu cảm ứng 3 có người đi qua thì bóng đèn 2 sáng. Bóng đèn 1 và bóng đèn 2 chỉ tắt khi cả 3 cảm ứng 1, 2, 3 đều tắt.

Khi có  người đi qua cảm ứng 3: Bóng đèn 2 và bóng đèn 3 sáng. Tương tự như nguyên lý của cảm ứng 2.

Khi có  người đi qua cảm ứng 4: Bóng đèn 3 sáng. Bóng đèn 3 chỉ tắt khi cảm ứng 3 và cảm ứng 4 đều tắt.

Khi không có người: Đèn tắt sau thời gian trễ đã cài đặt.

4. Ứng dụng:

Lắp đặt cho nhưng nơi có chung đế bật tắt công tắc, chúng ta sẽ đấu 1 công tắc chung cho 2 bóng đèn.

Cầu thang: Lắp cho cầu thang có chung 1 phía bật đèn, cầu thang hẹp.

Hành lang: Lắp tại hành lang dài có nhiều phòng và muốn sáng được nhiều bóng. Khi có người gần đến đó bóng đèn đã sáng.

Ví dụ: Một hành lang có các phòng là 1, 2, 3, 4, 5, 6: Có người đi từ phòng 1 đến phòng 3 thì có các đèn 1, 2, 3 sáng. Đèn luôn sáng trước khi người đó đi tới điểm đó.

Ngõ xóm, đường làng: Khi có ai đi xe máy vào ngõ xóm, đèn luôn được bật sáng trước đó 20 – 50 mét trước khi họ đi đến để có tầm nhìn tốt.

Một số trường hợp có thể kết hợp với hẹn giờ, nghĩa là: Từ 17h 30 đến 22h 00 sáng liên tục, từ 22h 01 đến 05h 30 chỉ sáng khi có người đi lại, giúp tiết kiệm điện.

Mặc dù không có người di chuyển nhưng ánh sáng vẫn sáng liên tục làm tốn kém điện, thời gian sáng lâu làm đèn dễ hỏng và không hiệu quả

5. Ưu điểm:

Tiết kiệm được cảm ứng, khi có người chưa đi đến thì đèn đã sáng ở cả 2 chiều. Phù hợp với các nơi thiếu ánh  sáng nhưng có ít người di chuyển qua lại.

6. Nhược điểm:

Cách đấu có phần khó đối với những ai đó không am hiểu về kỹ thuật điện.

7. Chú ý:

Nguồn sử dụng cần phải cùng pha nhau, nếu khác pha nhau sẽ bị nổ và hỏng thiết bị.