Khắc phục phao cơ trong bể bị hỏng báo động và tự ngắt khi nước tràn bể

Vấn đề cần giải quyết:

Khi phao cơ lắp trong bể chứa lắp đặt từ nguồn nước nhà máy bị hỏng, nếu không phát hiện và sửa chữa kịp thời thì khi nước đã được tích trữ đầy bể nhưng nước vẫn chảy ra. Nếu bạn chỉ để nước thất thoát từ vài tiếng đến 1 ngày, tiền nước bạn phải đóng thêm là rất lớn từ 10 đến 20 thậm chí nhiều ngày có thể lên đến 50 triệu tiền nước.

Để khắc phục nhược điểm này, chúng tôi có giải pháp là, nếu mực nước vượt quá giới hạn mà bạn đã đặt phao cơ, thì nguồn nước tự ngắt và chuông báo động sẽ reo vang (Phương pháp này cần có điện liên tục, nếu mất điện sẽ không thể tự ngắt nước. Trong trường hợp bạn mong muốn mất điện sẽ tự ngắt nước thì sẽ làm theo phương pháp khác, đó là đấu cho van thành van thường đóng, khi đó muốn bơm nước van từ sẽ mở vòi để nước thoát ra).

PHẦN 1: TỰ NGẮT NƯỚC KHI NƯỚC ĐÃ ĐẦY

Sử dụng phao điện ngắt nguồn nước máy chảy vào bể bằng van điện từ.

PHẦN 2: BÁO ĐỘNG KHI NƯỚC VƯỢT QUÁ MỨC CHO PHÉP

Nguyên lý hoạt động:

Khi mực nước vượt quá mức phao cơ cho phép, cảm biến lụt sẽ đóng điện để kích hoạt chuông, đồng thời van điện sẽ tự động ngắt nguồn nước hoặc rơ le sẽ ngắt máy bơm nước.

Khi người đến đó, sẽ khóa khóa nước hoặc tắt máy bơm đi, sau khi sửa chữa sẽ khởi động lại hệ thống này.

Cấu tạo:

Sử dụng cản biến nước:

Hiện tại chúng tôi có sản xuất ra một sản phẩm báo động khi phát hiện nước, cảm biến lụt hay còn gọi là cảm biến nước, báo động nước tràn, … .

Nguyên lý của sản phẩm này: Khi nước tràn vào đầu cản biến nước, lập tức sẽ phát ra còi báo động, cảnh báo rằng nước đã đến ngưỡng không an toàn. Dưa vào nguyên lý này, chúng ta lắp đặt tùy vào mục đích sử dụng hoặc mục đích cảnh báo khác.

Cảm biến báo ngập nướcBáo động nước tràn cho bể chứa, báo động ngập nước cho hầm xe

Hoặc bạn không có điều kiện để mua thiết bị trên thì chế tạo theo cách sau:

Nếu sử dụng thiết bị điện Simon sẽ có cảm biến lụt, tuy nhiên chúng ta có thể chế được. Trên thị trường cũng có loại đo mực nước bằng cảm biển đo khoảng cách, nhưng giá thành rất cao. Tôi sẽ hướng dẫn bạn chế cảm biến lụt trước, rồi hướng dẫn cách ráp nó thành hệ thống chuông cảnh báo và van tự đóng nước nhé.

Cách chế phao chống lụt:

Bạn cần 1 đoạn ống từ 90 đến 110 dài khoảng 15 đến 20cm, lắp ống, vài miếng xốp lọt đoạn ống trên, 2 cái lò xo bút bi, vài con ốc vít, một miếng tôn dẫn điện vừa lọt ống nhựa, dây điện, … và một số dụng cụ khác.

Khoan 2 vít vào lắp ống theo 2 bên, vặn lò xo bút bi vào 2 vít đó, sau đó nối dây điện bào 2 đầu vít phía trên, sau đó lắp vào đoạn ống.

Cho miếng tôn vào ống, sau đó cho miếng xốp vào ống. Sử dụng vít chốt chặn 2 đầu dưới của ống để tránh xốp tuột ra ngoài.

Đánh dấu mức thông điện, xác định mức nước cần báo, cố định thiết bị vừa chế trên vào bể, sao cho kể cả khi nước tràn ra ngoài thì nước cũng không tiếp xúc với cực điện. (Tôi sẽ hướng dẫn cách làm an toàn ở phía dưới, vì 1 số bạn sẽ nghi ngại khi sử dụng trực tiếp nguồn điện 220V)

Nguyên lý hoạt động của phao chống lụt:

Khi mức nước đạt đỉnh sẽ đẩy miếng xốp trong ống lên trên, khi lên tới điểm tiếp xúc, 2 lò xo sẽ thông điện do miếng tôn đã chạm cả 2 lò xo, lúc này ta có tín hiệu điện thông nhau.

Lưu ý: Thỉnh thoảng thay xốp, kiểm tra mối nối. Mức nước làm tràn bể phải thấp hơn tiếp điểm điện của cảm biến này.

Cách lắp đặt:

Sử dụng cho hệ thống nước có máy bơn bơm vào bể chứa:

Nếu bạn có sử dụng máy bơm thì chúng ta sẽ đấu nối cảm biến chống lụt để điều khiển máy bơm. Tuy nhiên, cảm biến lụt đó chỉ nên để nguồn 1 chiều khoảng từ 12V đến 24V để an toàn hơn.

Đấu nối cảm biến lụt vào rơ le hoặc contactor. Nếu máy bơm công suất lớn thì cần qua nhiều khâu trung gian nhé.

Sau đó đấu máy bơm vào rơ le, theo chiều thường đóng. Nghĩa là khi nước chưa chạm tới cảm biến lụt thì mạch luôn thông mà không cần ngồn duy trì cho rơ le, khi nước tới mức cảm biến lụt hoạt động thì rơ le sẽ ngắt nguồn cung cấp cho máy bơm.

Đấu chuông điện vào tiếp điểm thường mở. Nghĩa là khi nước chạm tới cảm biến lụt thì chuông mới kêu.

Sử dụng cho hệ thống nước chảy trực tiếp từ nhà máy vào bể ngầm:

Phần này có ưu điểm như sau: Nguồn nước sẽ nối với cả phao cơ, van điện và báo động. Chia bể nước ra làm 3 mức: A, B, C:

Khi nước tới mức A: Phao điện ngắt van điện từ, không cho nước chảy ra phao cơ nữa.

Trong trường hợp van bị hỏng, nước đầy đến mức B: Phao cơ ngắt nước.

Trong trường hợp cả van và phao cơ đều bị hỏng, nước đầy đến mức C: Báo động.

Sau đây tôi sẽ hướng dẫn chi tiết và có những lưu ý khi thực hiện theo cách này: