Chùa Yên Tử bao gồm rất nhiều các ngôi chùa lớn nhỏ khác nhau nằm ở phía Tây của núi Yên Tử. Núi Yên Tử thuộc thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, là một ngọn núi thuộc dãy cánh cung Đông Triều. Đỉnh núi thường có mây bao phủ quanh năm nên được gọi là Bạch Vân sơn.
Yên Tử không chỉ nổi tiếng với những ngôi chùa mà còn là cảnh sắc thiên nhiên ngoạn mục. Khu di tích trên đỉnh Yên Tử thường được nhắc đến ngắn gọi với tên chùa Yên Tử. Tại vị trí núi non hùng vĩ này có nhiều những ngôi chùa, tháp cổ đã có từ rất lâu đời. Được biết đây còn chính là trung tâm Phật giáo của Việt Nam.
Núi Yên tử là nơi vua Trần Nhân Tông tu hành và lập ra giáo phái Phật giáo có tên là Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Đỉnh Yên Tử có rất nhiều ngôi chùa cổ khác nhau nhưng mỗi năm hành hương tới đây, du khách lại một lần muốn tưởng nhớ đến vị vua một thời của đất nước. Đó là vị vua đã khước từ cuộc sống xa hoa để lên non xanh tu hành với mong ước đem đến phước lành cho dân chúng. Mỗi năm khi đến lễ hội chùa Yên Tử lại là một lần để dân chúng tưởng niệm về Đức Phật Thích-ca-mâu-ni của Việt Nam.
Núi Yên Tử là nơi vua Trần Nhân Tông Tu Hành
Chùa Yên Tử Quảng Ninh có độ cao nhất là 1068m. Đây là vị trí của chùa Đồng, ngôi chùa được khởi dựng vào thời Hậu Lê. Ngôi chùa này được đúc hoàn toàn bằng đồng với độ cao là 3m và rộng 12m. Tại đây có bức tượng đồng Phật Hoàng Trần Nhân Tông vô cùng lớn để các du khách tới hành lễ.
Ở độ cao khoảng 700 là ngôi chùa Vân Tiêu. Đúng với tên gọi này, ngôi chùa như núp mình sau những áng mây, lúc ẩn lúc hiện. Ở vị trí thấp nhất, độ cao khoảng 543m là ngôi chùa Hoa Yên. Đây là một trong những ngôi chùa tại Yên Tử được xây mới hoàn toàn thay thế cho ngôi chùa cũ 30 năm tuổi. Phong cách kiến trúc thời Trần – Lê có thể thấy rõ ở ngôi chùa này. Vì được thiết kế lại nên Hoa Yên có đầy đủ các khu vực phục vụ hành lễ của sư trụ trì và tăng ni.
Nếu lần đầu tiên đến với Yên Tử bạn cần chú ý đến việc mình sẽ đi đến Đông Yên Tử, Tây Yên Tử hay cả hai. Vì khu vực Yên Tử được chia làm hai khá rõ rệt. Một số kinh nghiệm đi Chùa Yên Tử dưới đây sẽ là thông tin hữu ích dành cho bạn.
Những kinh nghiệm đi chùa Yên Tử sẽ giúp bạn có chuyến đi như ý
Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn đi bằng các phương tiện cá nhân hoặc phương tiện công cộng. Đối với các phương tiện cá nhân, bạn hoàn toàn có thể sử dụng định vị qua bản đồ để có thể lái xe một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.
Hai điểm Tây Yên Tử và Đông Yên Tử đều nằm trên QL18, chính vì vậy từ Hà Nội bạn có thể bắt các chuyến xe đi Quảng Ninh, Móng Cái và chọn điểm dừng phù hợp. Nếu muốn đến phía Tây, bạn sẽ dừng tại điểm thị xã Đồng Triều. Điểm dừng là đoạn cắt giữa phố Trần Nhân Tông với QL18. Từ đây bạn bắt xe đến ga cáp treo Ngọa Vân khoảng 10km.
Với những bạn muốn đi đến phía Đông thì sẽ xuống xe ở đoạn Tp. Uông Bí. Từ đoạn chùa Trình bạn sẽ tiếp tục bắt xe đến bế xe Hạ Kiều khoảng 15km.
Các ngôi chùa đều là nơi linh thiêng chính vì vậy bạn cần đặc biệt chú ý đến việc ăn mặc khi muốn đến dâng hương. Không chỉ riêng chùa Yên Tử, mà bất cứ ngôi chùa nào bạn cũng cần mặc đồ kín đáo, lịch sự.
Hãy luôn cẩn trọng về trang phục khi đi chùa Yên Tử
Thường du khách sẽ đến đây dịp đầu năm, khi đó thời tiết khá lạnh và chùa cũng ở trên cao nên bạn cần chú ý đem theo áo khoác. Đặc biệt, bạn cũng sẽ phải leo một quãng đường núi khá dài nên hãy chuẩn bị một đôi giày thể thao thật tốt, êm chân để có thể di chuyển thoải mái.
Chùa Yên Tử Quảng Ninh vô cùng linh thiêng chính là điểm đến mỗi năm của rất nhiều du khách. Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn giải đáp được những thắc mắc của riêng mình. Kiến trúc ấn tượng, khung cảnh hùng vĩ chắc chắn sẽ giúp bạn có được chuyến đi thú vị khi đến với Yên Tử.
Đang online:
today:
yesterday:
total:
avg: