Mạn-Đà-La hay là sự vô thường
Một bức tranh cát tinh xảo như trên với đường kính có thể lên đến hơn ba mét hình thành, và sau khi xong việc, các nhà sư cầu nguyện, rồi lấy chổi... quét sạch công trình ấy, cùng lắm mất có 5 phút đồng hồ thôi. Không chút hối tiếc !
Một tác phẩm như thế gọi là Mạn-đà-la (Mandala), trong tiếng Phạn là vòng tròn, toàn vẹn, tượng trưng cho vũ trụ. Nhẫn lại tạo ra tác phẩm ấy trong nhiều ngày và bình thản hủy diệt nó trong phút chốc, bằng cách này, các nhà sư tìm kiếm sự giác ngộ về sự vô thường của tồn tại.
Nhiều bạn đọc chắc hẳn vừa trải qua một năm khó khăn, theo cơ chế có thể tương tự như cách một Mạn-đà-la trở về với cát bụi nguyên thủy: xây dựng trong nhiều ngày, lao tâm khổ tử, và chỉ một biến cố thoảng qua có thể kiến những nỗ lực trở về vạch xuất phát.
2020 đúng là một năm chưa từng có. Tạp chí Time đưa lên trang bìa tổng kết với hai dấu gạch chéo và phê rằng đây là "năm tệ nhất từng thấy". Không chỉ gây nhiều tổn thất về con người, đại dịch còn làm kinh tế toàn cầu suy thoái tồi tệ nhất 100 năm qua.
Các chiêm tinh gia thậm chí nhìn lên trời và nghiệm ra rằng trong năm 2020, nhiều hành tinh lớn đã được sắp xếp theo trật tự cũng chưa từng thấy trong nhiều năm. Ngày 12/1, sao Thổ và sao Diêm Vương thẳng hàng, điều đã không xảy ra kể từ năm 1982, khi một triệu người xuống đường New York phản đối vũ khí hạt nhân. Khi bi quan thì đến ngôi sao trên trời cũng u ám.
Tất nhiên là khuyên nhau giác ngộ vô thường lúc này chẳng ích gì ! Chúng ta đơn giản là người thường ! Chúng ta vẫn sẽ thất vọng, chán chường, tức giận, thậm chí là hoảng loạn, khi Mạn-đà-la của bản thân bị gió cuốn đi.
Nhưng đôi khi suy nghĩ về cách thế giới này vận hành dưới ánh chớp song song của trật tự và hỗn loạn có thể giúp chúng ta cảm thấy dễ chịu hơn, khi đương đầu với khó khăn là một phần cơ yếu của cuộc sống này.
Một cái cốc rơi xuống đất và vỡ vụn. Bạn sẽ thấy bình thường. Nhưng nếu các mảnh vỡ vụn tua ngược thành cái cốc trên bàn. Bạn hẳn sẽ nghĩ điều này chỉ tồn tại trong kỹ xảo phim. Véc-tơ của cuộc sống là như vậy.
Những điều ta thấy bình thường này lại gây ra nhiều đau khổ: sau mùa xuân ấm áp rồi sẽ đến mùa đông lạnh giá; các thời đại được kiến tạo rồi tàn lụi; những công trình vĩ đại rồi cũng sẽ phủ rêu phong và kết cục cuối cùng là đổ nát, bất chấp việc ta có thể không sống đến ngày đó; chúng ta lớn lên rồi già đi theo vòng sinh lão sinh lão bệnh tử; và những tình cảm dù dâu đậm cách mấy vẫn có thể phai nhạt theo thời gian. Không có gì là mãi mãi ! Không có gì có thể tua ngược quá trình này.
Chúng ta có thể nghĩ rằng mình quen với trật tự hơn, nhưng thật ra không hẳn mãi mãi như thế. Con người ưu thích sự YÊN ỔN, nhưng cũng thích được đi đây đó, phiêu lưu mạo hiểm. Chúng ta thích sự thuần phục và nồng ấm quen thuộc của loài chó, nhưng cũng yêu cả sự khó đoán và có phần xa cách của loài mèo. Chúng ta tôn thờ khoa học, nhưng cũng bị thu hút bởi tâm linh. Yêu những người chín chắn ổn định, nhưng cũng thích cả những kẻ nổi loạn. Tuân theo những quy định và pháp luật, nhưng cũng tôn thờ sự tự do trong tư tưởng và nghệ thuật...
Bởi vì bản chất của vạn vật là chuyển động, và chuyển từ trật tự sang hỗn loạn, từ hỗ loạn tới trật tự, là cánh buồm của chuyến đi sự sống. Không có nó, vạn vật chỉ là bức tranh tĩnh vật muôn đời.
Khoản "Đầu tư" của tạo hóa
Một trong những chuyến đi đáng nhớ nhất của tôi hoàn toàn không có trật tự gì cả: không lên kế hoạch trước, vé máy bay đặt vội, khách sạn chật chội, và mất đến ba tiếng đồng hô leo trèo vất vả mới chinh phục xong đỉnh núi Ma Thiên Lãnh (Hòn Sơn, Kiêng Giang).
Chúng tôi đã không mang đủ nước, và cảm thấy rất mệt mỏi. Tóm lại là khi đã leo đến nơi, thì cảm giác khó chịu vẫn đeo đẳng: Không có gì như ý muốn cả.
Trên đường đi xuống, chúng tôi gặp một phụ nữ người Úc lớn tuổi đang đứng chống gậy, ngần ngại trước một vũng nước lớn và bậc đá trơn. Bà xin được giúp vì chân đau, không thể tự đi qua, và đã đứng đây 10 phút đồng hồ để chờ đợi người dắt.
Đưa bà vượt qua chướng ngại xong chúng tôi cảnh báo rằng giờ đã là 3 giờ chiều, nếu lúc này còn loay hoay leo, thì nhiều khả năng là bà sẽ phải xuống núi lúc sẩm tối. Điều này thực sự mạo hiểm với cả một người khoẻ mạnh, chưa nói là người đang khập khiễng.
Nhưng người phụ nữ ấy chỉ cảm ơn, và đáp lại đơn giản :" Tôi muốn thử. Tôi sẽ cố hết sức"..
Tôi không gặp lại bà, cũng không biết bà có hoàn thành hết quãng đường không. Nhưng nhìn vào quyết tâm của bà, tôi đoán có lẽ bà đã ổn, với lựa chọn của mình. Tự dưng cảm thấy mình thật ngớ ngẩn, khi đòi hỏi một chuyến leo núi phải "Có thể đoán trước"
Tất nhiên, bạn có thể cho rằng người phụ nữ kia quá mạo hiểm, rằng lối tư duy của chúng tôi là khôn ngoan. Thực ra đây là cách suy nghĩ logic và hợp lý. Nhưng phải thừa nhận rằng đôi khi sự "muốn thử" của người khách bất chợt truyền được cảm hứng cho những người cầu toàn như tôi.
Chúng ta hiểu rằng dù đa số sẽ ủng hộ những lựa chọn cầu toàn, nhưng lúc nào cũng có những người sẵn sàng dấn thân bất chấp chưa rõ phía trước là gì. Những hành động logic có thể được số đông lựa chọn, nhưng chính những cá tính dám chấp nhận sự khó đoán của cuộc đời mới tạo nên cảm hưng thực sự.
Gần một thế kỷ trước, nhà leo núi vĩ đại người Anh George Mallory đã tham gia cả ba chuyến thám hiểm Everest đầu tiên trong lịch sử Anh quốc. Ông không bao giờ lên được đến đỉnh, và qua đời trong chuyến leo núi lần thứ ba vào năm 1924. Được hỏi lý do vì sao vẫn có mạo hiểm chinh phục đỉnh cao Everest, Mallory khi còn sống chỉ trả lời đơn giản :"Bởi vì nó ở đó mà". (because, it's there)
Hãy nhìn lại cuộc sống của chúng ta: hàng ngày vẫn có những người kiếm tìm những "trở ngại không cần thiết" như thế để vượt qua. Có thể đó là thái độ phù phiếm, nhưng cũng có thể xem đó là sự mẫn cảm đặc biệt với nghịch cảnh được tạo nên từ sự khó đoán và hỗn loạn.
"Và khi cơn bão đã qua, bạn sẽ không nhớ bạn đã vượt qua như thế nào, bạn xoay xở để sống sót được ra sao. Bạn thậm chí còn không dám chắc, liệu cơn bão đã thực sự qua chưa ... Khi ra khỏi cơn bão bạn không còn là chính bạn trước khi bước vào"
- Một đoạn trích trong cuốn Kafka Bên bờ biển của Hanruki Murakami
Tôi nghĩ sự gian nan cũng diễn ra với cùng một cơ chế như vậy. Chúng ta sẽ đi qua nó mà đôi khi chưa biết nó đã kết thúc chưa, và thậm chí sau này có thể chẳng nhớ mình đã vượt qua nó như thế nào.
Chỉ có một điều chắc chắn: sau khi ra khỏi nó, bạn không còn là chính bạn trước khi bước vào. Xác suất cao là chúng ta sẽ mạn mẽ hơn, rắn rỏi hơn.
Khó khăn và hỗ loạn ở góc nhìn nào đó, cũng chính là một khoản "đầu tư" của tạo hóa vào bản thân chúng ta.
Tôi sẽ kết thúc bài viết bằng một sự báo của giới chiêm tinh: vào ngày 21/12/2020 vừa rồi, sao Mộc và sao Thổ gặp nhau ở Bảo Bình, và ở cung này phần lớn thời gian trong năm, dấu hiệu mà theo họ là sẽ đánh dấu những tiến bộ lớn về công nghệ, và năm 2021 sẽ tươi sáng hơn nhiều.
Tôi hy vọng dự báo này sẽ diễn ra, và chúc độc giả may mắn, thuận buôm xuôi gió trong năm mới 2021!
Nhưng tôi cũng biết rằng đâu đó, cũng có nhưng người đọc không cần sự kích lệ từ chiêm tinh lẫn những dòng kích lệ này của mình.
Chúng ta sẽ không quên nghi về khó khăn trong cả những ngày lạc quan nhất, không phải để bi quan, mà xem những điều tất lẽ dĩ ngẫu có thể xảy đến, không phải để làm chúng ta quỵ ngã, mà để phát triển chúng ta, thậm chí là chất xúc tác dẫn lối chúng ta đến những vẻ đẹp và tri kiến mới.
Mỗi hành tình thuận buồm xuôi gió đều có thể là sự đúc kết quý báu sau nhiều lần đương đầu biển động. Mỗi cánh buồm kiêu hãnh đều có thể đã từng tả tơi vì bão tố, những vẫn miệt mài theo đuổi mục đích của nó trong đời, một khi đã từng căng lên trong gió lớn.
__________________
Phạm An * Look