Bạn có phải là người hay đi máy bay, một tay săn vé máy bay sành sỏi hay chỉ là gà mờ trong vấn đề này. 9 kinh nghiệm mua vé máy bay mà Halo giới thiệu sau đây chắc chắn là những tip cực quý báu cho những “tay mơ” cần book vé máy bay.
Nội dung
- 1. Cuối tuần không có giá rẻ
- 2. Lễ tết không có giá rẻ
- 3. Sáng sớm và đêm muộn giá vé bao giờ cũng rẻ hơn trong ngày
- 4. Đi càng đông giá càng đắt
- 5. Đi gấp giá đắt
- 6. Giảm 200k – 500k trong cùng 1 chuyến bay chỉ qua các đặt vé của các đại lý là chuyện “NEVER”
- 7. Nay một giá, mai một giá
- 8. Vé rẻ thì phải đặt liền tay, chuyển khoản ngay. Càng phân vân càng đắt.
- 9. Quy luật “Chọn mặt gửi tiền”
1. Cuối tuần không có giá rẻ
Một trong những câu hỏi mà cực kỳ, cực kỳ nhiều người “thường xuyên” hỏi các đại lý bán vé máy bay là ” Cuối tuần có vé rẻ không em?”. Câu trả lời đương nhiên mà bạn sẽ nhận được chắc chắn sẽ là “Không”. Một điều hiển nhiên là cuối tuần sẽ không bao giờ có giá vé rẻ hơn đâu tuần đơn giản vì nhu cầu đi lại vào cuối tuần của hành khách tăng cao. Chính vì thế mà giá vé cuối tuần sẽ đắt hơn đầu và giữa tuần. Thường sẽ đắt hơn các ngày trong tuần vài trăm ngàn có khi lên đến cả triệu đồng. Do vậy, để mua được vé máy bay giá rẻ tốt nhất bạn không nên mua vào cuối tuần.
2. Lễ tết không có giá rẻ
Một quy luật vé máy bay hiển nhiên nữa là ” lễ tết không có vé máy bay giá rẻ“. Vào các dịp lễ tết hầu hết các vé giá được gọi là ” rẻ” so với cùng thời điểm đó hầu hết đều đã được mua sạch từ trước đó rất lâu. So với các thời điểm khác trong năm thi lễ tết cũng là thời điểm mà nhu cầu đi lại tăng đột biến. Các hãng máy bay cũng không đưa ra các chính sách khuyến mại vé hoặc giảm giá giờ vàng vào thời điểm này nên đương nhiên sẽ không có kiểu “săn vé máy bay giá rẻ” vào dịp lễ, tết đâu bạn nhé. Có vé rẻ thì chỉ là chọn được giá vé trong các ngày. giờ mà tốt hơn các ngày khác trong cùng thời điểm (đương nhiên là giá vé cũng vẫn rất cao).
3. Sáng sớm và đêm muộn giá vé bao giờ cũng rẻ hơn trong ngày
4. Đi càng đông giá càng đắt
Một quy luật mà nhiều khi chỉ có những đại lý bán vé hoặc những tay săn vé chuyên nghiệp mới biết là “đi càng đông vé càng đắt“. Bởi giá vé máy bay của các hãng được phân chia theo dạng nấc thang. Nấc thang ở đây chính là các hạng vé từ vé phổ thông đến vé hạng thương gia. Và đương nhiên khách VIP thì bao giờ cũng phải chi nhiều tiền hơn khách thường. Đó là điều hiển nhiên.
Hai nữa khi đi đông thì khi các đại lý check vé thì không phải tất cả các giá vé đều bằng nhau mà mua hết vé rẻ thì còn lại vé đắt.
5. Đi gấp giá đắt
Là một khách hàng thông minh nếu mà ngày mai phải bay mà tối nay mới book vé thì đừng bao giờ hỏi các đại lý là “mai có vé giá rẻ không em”. Đi gấp chưa bao giờ có vé máy bay giá rẻ mà nhiều khi vé còn đắt hơn bình thường. Bởi những ghế còn lại chủ yếu là những ghế đắt nhất trong chuyến bay “ngày mai”. Quy luật vé máy bay ” đi gấp giá đắt” luôn luôn áp dụng trong mọi chuyến bay.
6. Giảm 200k – 500k trong cùng 1 chuyến bay chỉ qua các đặt vé của các đại lý là chuyện “NEVER”
7. Nay một giá, mai một giá
Giá vé máy bay như sàn chứng khoán lên xuống bất chợt nên mọi người đừng thắc mắc tại sao hôm qua giá thế này mà hôm nay giá thế kia. Có thể vài giây thôi giá cũng khác rồi.
Quy luật thông thường là mua vé sớm có vé rẻ, mua muộn có vé đắt. Tuy nhiên nhiều khi các hãng cũng tung những “chiến dịch săn vé máy bay giá rẻ” bất ngờ nên “nay một giá, mai một giá” là chuyện bình thường ở huyện. Các đại lý cũng không thể tự sản xuất vé máy bay. Họ chỉ có khả năng check giá vé và tìm vé trong khung giờ hợp lý hoặc mức giá hợp lý cho bạn mà thôi.
8. Vé rẻ thì phải đặt liền tay, chuyển khoản ngay. Càng phân vân càng đắt.
Có một sự thật là rất nhiều người hỏi về check giá máy bay nhưng lại e dè, phân vân liệu có đại lý nào có vé rẻ hơn không. Nói thật hầu như đến đại lý check giá cho bạn đều chung các hãng bay của Việt Nam. Quanh quẩn chỉ có VNA, Vietjet, Jestar, Bamboo là các hãng bay nội địa có mức giá hợp lý với túi tiền của người Việt. Vì thế khi bạn check giá vé với đại lý là họ cũng dạo 1 vòng tất cả các hãng này và đưa ra mức giá vé, giờ bay ok nhất cho bạn. Có vé rẻ thì phải đặt liền tay, không mua là mất (xem lại quy luật số 7 để nếu quên). Chọn được vé rồi thì nên chuyển khoản ngay, càng đi so sánh, đi hỏi mà không mua ngay càng bị đắt. Bởi với những gà mờ trong làng săn vé thì làm sao so sánh được với những thợ săn vé chuyên nghiệp của các đại lý bán vé cơ chứ.
9. Quy luật “Chọn mặt gửi tiền”
Một trong những yếu tố quyết định đến vận mênh chuyến đi, quyết định trực tiếp đến kinh tế nhà bạn là quy luật “chọn mặt gửi tiền”. Đừng có cứ đẹp trai, xinh gái mà tin tưởng chuyển khoản liền. Hiện nay có rất nhiều người dùng tài khoản hack để book vé bán ra với giá chỉ bằng nửa so với hệ thống. Nếu các anh/ chị ham rẻ mua (vé này có code đàng hoàng) nhưng ra sân bay sẽ không bay được vì người bị hack tài khoản họ kiện. Lúc đó các anh/ chị sẽ mất tiền mua vé giờ chót sẽ vô cùng cao nhé.
Vì thế Halo đưa ra cho bạn 3 gạch đầu dòng lưu ý trước khi mua vé, chuyển khoản thông qua Facebook:
- Trước khi giao dịch mọi người nên xem qua fb của người bán xem có hoạt động bán vé hay không. Có uy tín hay không ? (Nick FB phải kiểm tra có phải là nick chính chủ thông qua trang cá nhân, có thường xuyên hoạt động hay không, có uy tín trong giới săn vé hay không. Nếu bạn không biết gì về người này hãy lên các hội săn vé máy bay để hỏi cộng đồng mạng về độ uy tín.
- Đừng ham rẻ mà mất cả tiền lẫn vui.
- Hãy là người tiêu dùng thông minh. Tốt nhất là người đó nên có một mối quan hệ nào đó với bạn hoặc bạn bè của bạn. Nên chọn mặt mà gửi tiền. Mà đã chọn dc mặt rồi thì nhớ phải gửi tiền vì người đặt vé cũng không sẵn tiền lắm để ứng đâu. Đừng vì thân quen mà bảo họ ứng trước.