HƯỚNG DẪN CHỌN APTOMAT CHỐNG GIẬT RCCB, RCBO:
So sánh RCCB, RCBO và ELCB:
RCCB, RCBO và ELCB đều là aptomat có chứ năng chống giật, chống rò điện.
RCCB: (Residual Current Circuit Breaker) chống dòng rò loại có kích thước cỡ MCB 2 P, 4P.
RCBO: (Residual Current Circuit Breaker with Overcurrent Protection) chống dòng rò loại có kích thước cỡ MCB 2P có thêm bảo vệ quá dòng
ELCB: (Earth Leakage Circuit Breaker) Thiết bị chống dòng rò, thực chất là loại MCCB hay MCB bình thường có thêm bộ cảm biến dòng rò. Loại này vừa bảo vệ ngắn mạch, vửa bảo vệ quá tải, vừa bảo vệ dòng rò (nên giá đắt hơn. Có khi bộ RCD trong ELCB còn đắt gấp hàng chục lần RCCB hay RCBO bình thường).
Tuy nhiên, nếu nhìn trên góc độ mạch điện và các nguyên tắc bảo vệ thì rõ ràng RCCB và ELCB hoàn toàn giống nhau (bảo vệ chống dòng rò – dòng dư thừa, chống giật), chỉ khác nhau về tên gọi và ELCB có loại cấu tạo như MCCB (còn RCBO chỉ có cấu tạo dạng tép như MCB). Nên chúng tôi chỉ đề cập đến RCBO thay vì đề cập cả ELCB.
RCCB | RCBO | |
Khả năng chống dòng rò | Có | Có |
Khả năng chống quá tải | Không | Có |
Cách chọn Aptomat chống giật:
Nếu bạn chọn RCBO, khi bạn chọn aptomat có cả chức năng chống quá tải và chống dòng rò thì bạn chọn thông số theo thông số của MCB.
Tuy nhiên, nếu bạn chọn aptomat là RCCB thì trong sơ đồ mạch điện lắp trong nhà bạn cần lắp thêm MCB vào mạch điện, lắp MCB trước RCCB. Tuy nhiên, Chỉ số RCCB cần phải cao hơn chỉ số của MCB, vì khi xảy ra sự cố, thì MCB sẽ nhảy trước khi vướt quá tải chịu đựng của RCCB.
HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT APTOMAT
Trước tiên, bạn phải có nối đất cho những thiết bị điện có vỏ bằng thép, máy nước nóng, … Vì khi có nối đất, xảy ra hiện tượng dò điện sẽ lập tức nhảy aptomat trước khi có ai đó chạm vào và bị giật.
RCBO
MCCB, MCB, RCCB, RCCB, RCBO, RCD, ACB là gì?
ACB: (air circuit breaker) Máy cắt không khí
VCB: (Vacuum Circuit Breakers) máy cắt chân không
MCCB: (moulded case circuit breaker) là aptomat khối, thường có dòng cắt ngắn mạch lớn (có thể lên tới 80kA)
MCB: (Miniature Circuit Bkeaker) là aptomat loại tép, thường có dòng cắt định và dòng cắt quá tải thấp (100A/10kA)
RCCB: (Residual Current Circuit Breaker) chống dòng rò loại có kích thước cỡ MCB 2 P, 4P
RCBO: (Residual Current Circuit Breaker with Overcurrent Protection) chống dòng rò loại có kích thước cỡ MCB 2P có thêm bảo vệ quá dòng
ELCB: (Earth Leakage Circuit Breaker) Thiết bị chống dòng rò, thực chất là loại MCCB hay MCB bình thường có thêm bộ cảm biến dòng rò. Loại này vừa bảo vệ ngắn mạch, vửa bảo vệ quá tải, vừa bảo vệ dòng rò ( nên giá đắt hơn. Có khi bộ RCD trong ELCB còn đắt gấp hàng chục lần RCCB hay RCBO bình thường).
Tuy nhiên, nếu nhìn trên góc độ mạch điện và các nguyên tắc bảo vệ thì rõ ràng RCCB và ELCB hoàn toàn giống nhau (bảo vệ chống dòng rò – dòng dư thừa, chống giật), chỉ khác nhau về tên gọi và ELCB có loại cấu tạo như MCCB (còn RCBO chỉ có cấu tạo dạng tép như MCB)
RCBO = ELCB = RCCB + MCB (MCCB)
RCD: (Residual Current Device) là một thiết bị luôn gắn kèm (gắn thêm) với MCCB hay MCB để bảo vệ chống dòng rò.
Mục đích chống giật được sử dụng tại độ nhậy 30mA ( thực ra vẫn giật nhẹ). Nếu dùng tốt nhất là 10mA nhưng giá rất đắt tiển và không ai nhập về VN hết.
Khi lắp thiết bị chống dòng rò trược tiếp cho phụ tải thì thường có dòng rò là 30mA, đối với mạch điện tông cho một khu vực, hay 1 tầng của nhà, hay một căn hộ thì tùy thuộc vào mức độ nên lắp thiết bị có dòng rò 100-200-300mA… Nghĩa là lắp theo phân cấp, càng gần phụ tải thì lắp thiết bị chống dòng rò càng bé.