Hướng dẫn tính toán sơ đồ điện trong tủ điện, chọn aptomat và dây dẫn

Các thiết kế nhà theo bản vẽ đã có sẵn và tủ điện cũng được thể hiện trên bản vẽ, tuy nhiên nếu như bạn là người tự lên bản vẽ và chưa biết sẽ làm và tính toán thông số ra sao, bạn có thể thao khảo cách dưới đây. Chúc bạn làm việc hiệu quả.

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN:

1 – Xác định diện tích của phần cần thi công, từ diện tích này chúng ta có thể tính toán được lượng thiết bị và công suất và quy mô của hệ thống điện.

2 – Xác định nhu cầu trong từng khu vực, nếu có những máy công suất lớn thì cần tính toán diện tích dây, aptomat chống quá tải cũng như chống rò điện.

Nguyên tắc xác định Aptomat và diện tích dây dẫn:

A – TÍNH CÔNG SUẤT CHO TỪNG THIẾT BỊ: Công thức chung:

Tính toán công suất của từng thiết bị, từ đó tính được dòng điện chịu tải cần thiết của MCB:

Công thức tính dòng điện khi biết công suất của thiết bị I:Trong đó:
I = P/U.Cos(φ).I: Dòng điện cần tính. P: Công suất của thiết bị hoặc tổng công suất của 1 phòng, 1 tầng.

U: Điện áp sử dụng: Máy 1 pha là 220V, Máy 3 pha là 380V.

Cos(φ): Là hệ số công suất. Thông thường là 0,8.

Aptomat nhánh đến trực tiếp thiết bị thì chỉ số càng sát càng tốt, để xảy ra sự cố nào đó thì sẽ nhảy ngay không ảnh hưởng đến tuyến điện trên, nhưng cần chọn sao cho trong quá trình sử dụng không bị nhảy Aptomat khi thiết bị hoạt động bình thường.

Cách tính toán từng loại thiết bị:

Trường hợp bạn không thể xác định công suất của thiết bị thì sử dụng ổ cắm đo công suất để xác định.

+) Công suất đèn chiếu sáng: Tính tương đối là 30W/ m2. Từ diện tích nhà, phòng, … mà bạn chọn CB cho ánh sáng phù hợp. Trong trường hợp ngôi nhà chia nhỏ ra các phòng mà bạn chưa xác định rõ nhu cầu ánh sáng trong căn phòng thì bạn chỉ cần tính diện tích trong phòng đó và nhân với 30W/ m2. Nếu như muốn chi tiết, bạn hãy tính theo phương pháp dưới đây.

Cách tính công suất và chọn Aptomat cho hệ thống đèn:

Thông thường bạn mua đèn thì trên đèn đã ghi rõ công suất của đèn, một số đèn thì vượt quá hoặc thấp hơn công suất ghi nhưng nó cũng không chênh lệch nhiều.

Bạn chỉ cần cộng tất cả công suất của đèn trong hệ thống đó là có thể tìm được công suất tổng của đèn. Từ công suất này, bạn sử dụng công thức bên trên là tìm được chỉ số của Aptomat.

Ví dụ:

+) Máy điều hòa: Bạn sẽ mua máy điều hòa (máy lạnh) theo từng phòng riêng biệt, tùy diện tích phòng mà bạn có thể chọn từ 1,5 – 4 HP.

Cách tính công suất và chọn Aptomat cho điều hòa:

Cách chọn máy lạnh dựa vào diện tích phòng

Phòng có diện tích 15 m2:  chọn máy lạnh có công suất 9000 BTU (1 HP)

Phòng có diện tích 16>22 m2:  chọn máy lạnh có công suất 12000 BTU (1,5 HP)

Phòng có diện tích 22>30 m2:  chọn máy lạnh có công suất 18000 BTU (2HP)

Phòng có diện tích 31>35 m2:  chọn máy lạnh có công suất 24000 BTU (2,5 HP)

Ví dụ: Nếu phòng có diện tích 15 m2 thì công suất làm lạnh sẽ là: 15 m2 x 600 BTU = 9000 BTU. Điều này tương đương với công suất máy lạnh là 1 HP (Vì 1 HP = 1 ngựa tương đương với 9000 BTU).

Cách quy đổi từ BTU ra W:

BTU được sử dụng để mô tả giá trị nhiệt năng (năng lượng) của nhiên liệu và cũng để mô tả công suất của các hệ thống sưởi ấm và làm lạnh, như lò sưởi, lò sấy, lò nước và điều hòa nhiệt độ. Khi sử dụng một đơn vị công suất, mặc dung vẫn được viết tắt là BTU nhưng khái niệm này cần được hiểu là BTU trên giờ (BTU/h).

Cách quy đổi như sau:

STTGiá trịQuy đổiGhi chú
11W3,41214 BTU/h1KW  = 3412,14 BTU/h
21000 BTU0,293 KW
31HP9000 BTU

Chú ý:

1. Việc quy đổi từ BTU sang W, KW là quy đổi của công suất làm lạnh chứ không phải là công suất tiêu thụ điện của máy.

2. Để tính công suất tiêu thụ của máy thì ta phải quy đổi từ BTU sang HP và từ HP quy đổi thành W, KW.

Ví dụ:

Điều hòa 9000 BTU có công suất làm lạnh là 9000/3412,14 = 2,64 KW nhưng lại có công suất tiêu thụ điện là 1 HP = 0,746 KW (đây là công suất tiêu thụ điện của đầu nén, chưa tính quạt gió 0,2 ~ 0,25 KW ở mặt lạnh). Thực tế với điều hòa 9000 BTU thì công suất tiêu thụ điện từ 0,9 ~ 1 kW (tính cả đầu nén và quạt làm lạnh).

+) Công suất máy bơm: Dựa vào công suất tính theo công thức trên hoặc thông số của nhà sản xuất, bạn nhân đôi chỉ số của máy bơm để chọn Aptomat cho máy bơm.

Ví dụ:

B. TÍNH CÔNG SUẤT CHO TỪNG PHÒNG

Giải thích sơ đồ trên: Thang máy: Tầng 1, 2, 3:

Phòng 1, 2:

Ổ cắm:

Thông thường 1 phòng có những loại ổ cắm sau: Ổ cắm 2 bên giường; Ổ cắm Tivi, đầu, …; Ổ cắm góc cắm quạt; Ổ cắm bàn làm việc; Ổ cắm bàn trang điểm; … Bạn sử dụng trong phòng hầu như không có thiết bị nào có công suất lớn cả. Do vậy bạn chọn aptomat có công suất sát với thực tế sử dụng để khi xảy ra sự cố sẽ nhảy aptomat nhanh hơn.

Máy điều hòa:

Máy điều hòa được tính công suất là 1HP, 2HP, 3HP, … nếu tính nhanh thì điều hòa 1HP tương đương 1KW.

Đèn:

Phòng 3:

Phòng này có thể là phòng ngủ hoặc phòng hát, phòng đọc sách, … tùy vào nhu cầu sử dụng bạn có thể lắp cho phù hợp.

Nhà vệ sinh:

Bình nóng lạnh:

Đèn sưởi:

Quạt thông gió và đèn:

Máy xông hơi:

Máy xông hơi thường sử dụng 1 hệ thống điện riêng, vì nó có công suất lớn.

Cầu thang:

Thông thường các anh thợ điện thường lấy nguồn cầu thang ở mỗi tầng, đặc biệt là nếu sử dụng điện 3 pha thì mỗi tầng lại là một pha khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay thì có nhiều thiết bị không phù hợp với kiểu cấp nguồn điện cầu thang đó nữa. Như Aptomat chống giật, cảm ứng bật tắt đèn, …

Đèn cầu thang có công suất nhỏ, theo thiết kế trên chỉ có khoảng 3 tầng, mỗi tầng sử dụng lượng đèn nhỏ có công suất rất ít nên đèn cầu thang hầu như không cần dây dẫn cũng như Aptomat có công suất chịu tải lớn.

Sử dụng Aptomat 1 pha 6A và dây dẫn 2 x 1,5 là đảm bảo được yêu cầu về công suất cho thiết bị.

Sân vườn:

Thông thường hệ thống sân vườn chỉ có đèn và số lượng rất ít. Tuy nhiên nếu bạn sử dụng hệ thống sân vườn gồm: Đèn trang trí, thác nước tự động, đèn tự động và cài đặt, tưới cây tự động, … thì hệ thống điện này cần đi riêng 1 nhánh và được tính toán cho phù hợp với công suất của hệ thống.

Đèn sân vườn nếu như những ai quá kỹ tính có thể sử dụng nguồn 12V hoặc 24V để đảm bảo tránh giật điện. Tuy nhiên nó vẫn có những nhược điểm riêng mà không phù hợp với lắp đặt ngoài trời, …

Đèn sân vườn và một số thiết bị khác nếu lắp thông thường thì bạn chỉ cần lắp loại aptomat nhỏ nhất và dây dẫn cũng không cần quá lớn. Lắp đặt sao cho dây và thiết bị đảm bảo không bị mưa nắng ảnh hưởng đến chất lượng, trường hợp bắt buộc thì thay thế cũng phải dễ dàng.

Bếp từ:

Sử dụng dây dẫn 2 x 4, Aptomat 32A.

Máy bơm: Lưu ý:

Dây điện cũng nên sử dụng những hãng có uy tín trên thị trường và nên tránh hãng Trần Phú Từ Liêm vì loại dây này chỉ phù hợp cho các công trình có tuổi thọ thấp, do sử dụng 1 thời gian dây thường bị đen vì ô xi hóa, dây này nếu để ngoài trời thì dòn như que củi dễ dàng bẻ gẫy.