Bao gồm
- Xe ôtô máy lạnh đời mới đi theo chương trình.
- Ăn trưa ( 120.000 vnđ / Suất )
- Hướng dẫn viên kinh nghiệm suốt tuyến.
- 01 chai nước/01 khách.
- Bảo hiểm du lịch, mức cao nhất 20.000.000đ/vụ.
- Khăn Lạnh & Mũ Du Lịch.
- Vé thắng cảnh
Không bao gồm
- Chi phí cá nhân
- Bữa sáng đầu tiên, hương hoa, đồ lễ… ,
- thuế VAT 10%
- Bo tips cho lái xe hướng dẫn
Chú ý
– Chương trình có thể thay đổi về thời gian, thứ tự các điểm thăm quan, nhưng vẫn đảm bảo đủ các điểm thăm quan.
– Qúy khách nên chuẩn bị, kem chống nắng, mũ chống nắng, thuốc cá nhân ...
– Khi lái xe và HDV đoàn phục vụ đoàn tốt. Quý khách có thể típ cho lái xe và HDV.
Ngoài chương trình trên. Công ty sẵn sàng thiết kế chương trình riêng theo yêu cầu của quý khách ở Quảng Ninh, Hưng Yên, Ninh Bình, Hòa Bình, Nam Định... với giá tốt nhất !
1. Chúng tôi sẽ tư vấn thông tin du lịch miễn phí 02033620829 - 0902221886
2. Khách hàng có thể đến đăng ký tour trực tiếp tại văn phòng công ty, Halo sẽ gửi nội dung tour, báo giá.
3. Khách hàng có thể thông báo những yêu cầu cá nhân, đặc biệt tại thời điểm đăng ký. Chúng tôi sẽ đáp ứng những nhu cầu của quý khách
4. Việc đăng ký muộn nhất trước 1 ngày khởi hành: Và được gửi phiếu xác nhận đặt tour thông qua gmail, zalo..
______________
Zalo 0902221886
Chính sách trẻ em
– Trẻ em từ 10 tuổi trở lên tính bằng 01 người lớn mua 01 vé tour.
– Trẻ em từ 06 đến 09 mua 50% vé tour (gồm chỗ ngồi trên xe, 01suất ăn chính, vé thăm quan, bảo hiểm...)
– Trẻ em từ 02 - 05 tuổi trở xuống miễn phí không tính vé tour. Gia đình tự lo cho bé ăn uống, vé thăm quan, không chiếm chỗ trên xe. Mỗi 1 gia đình chỉ được mang theo 01 bé, bé từ thứ 2 trở đi tính 50%, dịch vụ tiêu chuẩn giống bé từ 6 - 10 tuổi
Thông tin điểm đến
Sự tích Đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh: Tương truyền, bà Chúa Kho là người phụ nữ nhan sắc, lại khéo tổ chức sản xuất, tích trữ lương thực, trông nom kho tàng quốc gia trong và sau chiến thắng Như Nguyệt (1076) do Lý Thường Kiệt lãnh đạo. Bà còn có công chiêu dân lập ấp ở vùng Quả Cảm, Cô Mễ, Thượng Ðồng, giúp người dân khai khẩn đất đai nông nghiệp.
Sau này bà trở thành hoàng hậu dưới triều Lý, giúp nhà vua trong việc kinh bang đất nước, giữ gìn kho lương. Bà bị giặc sát hại trong lúc phát lương cứu đỡ dân làng. Cảm kích tấm lòng bao dung của bà, nhà vua đã phong bà là Phúc Thần. Nhân dân Cô Mễ nhớ ơn và lập đền Bà Chúa Kho tại vị trí kho lương cũ trên Núi Kho.
Lễ hội Đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh: Hàng năm, tuy 14 tháng Giêng là ngày chính của Lễ hội Đền Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh, nhưng ngay từ những ngày đầu xuân năm mới, kéo dài trong cả tháng Giêng, cụ thể là từ sau khi kim đồng hồ chuyển qua thời khắc giao thừa, thì dòng người lại đổ về đền Bà Chúa Kho nườm nượp.
Có người cầu an, cầu lộc, nhưng đa phần đến để “vay vốn” Bà Chúa Kho, mong cho một năm vốn liếng dồi dào, làm ăn phát đạt... Tâm lý “vay vốn” của người dân cũng bắt nguồn từ những huyền tích xưa, và được củng cố thêm rằng “dù trải qua kháng chiến ác liệt thì đền Bà Chúa Kho vẫn trụ vững”.
Nghi thức “vay vốn” cũng rất rõ ràng, người ta ghi trong sớ là vay bao nhiêu, làm gì, và bao lâu sẽ trả. Thậm chí có người còn hứa là vay 1 trả 3, trả 10... với quan niệm đã vay thì phải trả, nên dù có làm ăn tốt hay không, người ta vẫn giữ đúng lời hứa, tức là tạ lễ cuối năm ở đền Bà Chúa Kho.
Trong dịp lễ hội, xung quanh đền Bà Chúa Kho có hàng trăm cửa hàng bán đồ cúng tế, đông đúc người vào ra. Mâm lễ được khách hành hương mua sắm tùy tâm, khi đơn giản là thẻ hương, bông hoa với vài ba tập tiền âm phủ, cầu kỳ thì con gà đĩa xôi, hay một mâm ngũ quả đủ đầy... chủ yếu là thành tâm cầu khấn.
Chùa Dâu có lịch sử lâu đời gắn liền với lịch sử văn hóa, Phật giáo Việt Nam, được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử ngày 28 tháng 4 năm 1962.
Chùa Dâu Bắc Ninh được xây dựng vào buổi đầu Công Nguyên. Các nhà sư Ấn Độ đầu tiên đã từng đến đây. Vào cuối thế kỷ 6, nhà sư Tì-ni-đa-lưu-chi từ Trung Quốc đến chùa này, lập nên một phái Thiền ở Việt Nam. Chùa Dâu Bắc Ninh được khởi công xây dựng năm 187 và hoàn thành năm 226, là ngôi chùa lâu đời nhất và gắn liền với lịch sử văn hóa, Phật giáo Việt Nam, được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử ngày 28 tháng 4 năm 1962, là điểm hành hương Phật giáo nổi tiếng được nhiều người ghé thăm hàng năm.
Chùa Dâu gắn liền với sự tích Phật Mẫu Man Nương thờ tại chùa Tổ ở làng Mèn Mãn Xá cách chùa Dâu 1 km. Chùa được xây dựng lại vào năm 1313 và trùng tu nhiều lần qua các thế kỷ tiếp theo. Vua Trần Anh Tông đã sai trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi về kiến thiết lại chùa Dâu thành chùa trăm gian, tháp chín tầng, cầu chín nhịp. Hiện nay, ở tòa thượng điện, chỉ còn sót lại vài mảng chạm khắc thời nhà Trần và thời nhà Lê.
Cũng như nhiều chùa chiền trên đất Việt Nam, kiến trúc chùa được xây dựng theo kiểu “nội công ngoại quốc”. Bốn dãy nhà liên thông hình chữ nhật bao quanh ba ngôi nhà chính: tiền đường, thiêu hương và thượng điện. Hậu đường xưa giờ không còn nữa, nhưng khách thăm chùa vẫn còn được chứng kiến bốn mươi gian nhà oản hai bên tả hữu.
Được đánh giá công ty tổ chức tour chuyên nghiệp, phục vụ khách hàng chu đáo, niềm nở chúng tôi luôn nỗ lực hết mình vì chuyến đi của quý khách.
_______________