Từ chùa Một Mái, tiếp tục lộ trình hành hương lên núi khoảng 500 mét, du khách sẽ đến chùa Bảo Sái. Ngôi chùa tọa lạc chênh vênh trên vách núi, ở độ cao 724 mét so với mặt nước biển, cửa hướng Tây Nam.
Ngôi chùa mang tên một Thiền sư từng tu hành ở đây, là đệ tử đầu tiên, thân tín của Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông. Bảo Sái là người duy nhất được Ngài cho gọi về, ở bên và được nghe lời dạy cuối cùng của Ngài về triết lý căn bản của Nhà Phật trước khi Ngài viên tịch. Bảo Sái có công trong việc coi sóc ấn hành Đại Tạng Kinh triều Trần.
Ngôi chùa qua nhiều lần trùng tu. Đầu thế kỷ XX, sư bà Đàm Thái đã có công “sửa sang Phật điện theo thể thức thống nhất”. Ngôi tháp Trà Tỳ tọa lạc phía trước chùa thờ xá lợi, bia tháp khắc ghi công lao to lớn của sư bà. Sau, chùa bị sập vì núi lở. Chùa được phục dựng, tu bổ vào các năm: 1989 và 1995. Ngôi chùa ngày nay được xây dựng, khuôn viên của chùa được mở rộng vào năm 2012, gồm các công trình: chính điện, nhà Tổ, sân chùa và khu gườm đá phía sau chùa. Chính điện kiến trúc chữ Đinh (丁), tiền đường gồm 3 gian 2 chái và một gian hậu cung thờ tượng Phật theo cách thức thờ tự chùa miền Bắc Việt Nam. Nhà Tổ kiến trúc kiểu chữ nhất (一) có ba gian. Gian giữa thờ Tam Tổ Trúc Lâm, Bảo Sái và Tổ Bồ-đề Đạt-ma.
Phía sau, bên trái chùa có gườm đá, ban thờ sơn thần và giếng thiêng. Gườm đá tôn trí tượng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn, bên trái là tượng Bảo Sái trong tư thế quỳ trên bệ sen. Kề sát ban thờ sơn thần là giếng thiêng, bên giếng có tượng hổ đá. Trước giếng có cây dổi cổ thụ, thân cây còn in dấu móng vuốt hổ ôm cây; một bàn chân đá, rùa đá thiên tạo và một pho tượng Bồ tát Quán Thế Âm.
Chùa Bảo Sái: Ngôi chùa tọa lạc chênh vênh trên vách núi, ở độ cao 724 mét so với mặt nước biển, cửa hướng Tây Nam. Ngôi chùa mang tên đệ tử đầu tiên của Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông.
Bảo Sái là người duy nhất được Ngài cho gọi về, ở bên và được nghe lời dạy cuối cùng của Ngài trước khi Ngài viên tịch. Bảo Sái có công trong việc coi sóc ấn hành Đại Tạng Kinh triều Trần. Ngôi chùa qua nhiều lần trùng tu. Đầu thế kỷ XX, sư bà Đàm Thái đã có công “sửa sang Phật điện theo thể thức thống nhất”. Ngôi tháp Trà Tỳ tọa lạc phía trước chùa thờ xá lợi, bia tháp khắc ghi công lao to lớn của sư bà.
Chùa được phục dựng, tu bổ vào các năm: 1989 và 1995. Ngôi chùa ngày nay được xây dựng, khuôn viên của chùa được mở rộng vào năm 2012, gồm các công trình: chính điện, nhà Tổ, sân chùa và khu gườm đá phía sau chùa. Gườm đá tôn trí tượng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn, bên trái là tượng Bảo Sái trong tư thế quỳ trên bệ sen. Kề sát ban thờ sơn thần là giếng thiêng, bên giếng có tượng hổ đá. Trước giếng có cây dổi cổ thụ, thân cây còn in dấu móng vuốt hổ ôm cây; một bàn chân đá, rùa đá thiên tạo và một pho tượng Bồ tát Quán Thế Âm.
Đang online:
today:
yesterday:
total:
avg: