Tọa lạc ở khu Bí Thượng (phường Phương Đông, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh); Chùa còn gọi là chùa Trình Yên Tử vì chùa ở cửa ngõ Yên Tử, là nơi du khách thập phương thực hành tín lễ "đi trình về tạ" mỗi khi hành hương về Yên Tử.
Xưa kia, trước chùa là bến của một lạch sông thông ra sông Đá Bạc. Chùa được dựng bên ngã ba đường bộ: Một ngả về kinh đô Thăng Long, một ngả về thủ phủ An Bang [1], còn một ngả đi vào núi Yên Tử.
Vào thời kỳ Thiền phái Trúc Lâm phát triển, Phật tử các nơi tìm về Yên Tử để an cư, cầu đạo, ngôi chùa Bí Thượng được dựng lên, tham gia vào hệ thống chùa Yên Tử với tư cách Chùa Trình, là trạm dừng chân cho khách giữa độ đường trước khi hành hương vào Yên Tử.
Chùa xưa không còn vì thiên tai, địch họa, chỉ còn lại nền móng và gian hậu cung xây chắp vá, tạm bợ. Năm 2006, chùa Bí Thượng được xây dựng và mở rộng với quy mô to lớn như hiện nay.
Ngôi chùa có kiến trúc kiểu “nội công (工) ngoại quốc (国)”; có Tiền Đường, Chính Điện thờ Phật; có Tả vu, Hữu vu thờ Thập bát La Hán; có Hậu Đường thờ Tam Tổ Trúc Lâm; có điện thờ Tam Tòa Thánh Mẫu và Tam Vương theo tín ngưỡng dân gian truyền thống của người Việt.
Phía Đông của chùa là Trụ sở Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh.
-----------
[1] Thăng Long, An Bang là hai địa danh thời Trần và là Hà Nội, Quảng Ninh ngày nay
CHÙA TRÌNH – ĐIỂM DỪNG ĐẦU TIÊN TRÊN LỘ TRÌNH HÀNH HƯƠNG
Chùa Trình là điểm chùa đầu tiên, nơi khách thập phương thực hành nghi lễ ""đi trình về tạ"" mỗi khi hành hương về đất Tổ thiền Trúc Lâm. Đây hiện cũng là trụ sở của Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh, nơi thường có các khóa lễ cúng Phật, các lớp “an cư kiết hạ”, giảng pháp…
Vào thời kỳ Thiền phái Trúc Lâm phát triển, ngôi chùa là trạm dừng chân cho khách giữa độ đường cửa ngõ đường vào Yên Tử. Tương truyền năm xưa Vua Trần đã từng dừng chân nghỉ ngơi tại đây trên đường lên Yên Tử tu hành.
Trải qua thăng trầm thời gian, chùa đã nhiều lần được trùng tu.Năm 2006 chùa được xây dựng lạitrên nền móng chùa cũ và mở rộng với quy mô to lớn như hiện nay với kiến trúc kiểu “nội công (工) ngoại quốc (国)”; có Tiền Đường, Chính Điện thờ Phật; có Tả vu, Hữu vu thờ Thập bát La Hán; có Hậu Đường thờ Tam Tổ Trúc Lâm; có điện thờ Tam Tòa Thánh Mẫu và Tam Vương theo tín ngưỡng dân gian truyền thống của người Việt.
Xem thêm
Đang online:
today:
yesterday:
total:
avg: